Chỉ số Prolactin là gì?
Prolactin (còn được gọi là lactotropin và PRL) là một loại hormone chịu trách nhiệm tiết sữa, phát triển một số mô vú và góp phần vào hàng trăm quá trình khác của cơ thể. Mức độ Prolactin thường thấp ở nam giới và những người phụ nữ không mang thai – cho con bú, nồng độ hormone này tăng cao khi phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Hầu hết Prolactin đến từ tuyến yên. Tuyến yên là một tuyến nhỏ, có kích thước bằng hạt đậu nằm ở đáy não bên dưới vùng dưới đồi. Nó là một phần của hệ thống nội tiết và chịu trách nhiệm tạo ra nhiều hormone quan trọng khác nhau, bao gồm cả prolactin. Dopamine (một chất hóa học trong não) và estrogen (một loại hormone) kiểm soát việc sản xuất và giải phóng prolactin từ tuyến yên.
Ngoài ra, hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống miễn dịch, tử cung và các tuyến vú của cơ thể cũng có khả năng sản xuất Prolactin. Các yếu tố có thể góp phần tạo ra Prolactin trong các mô này là kích thích núm vú, tập thể dục, căng thẳng.
Prolactin là một loại hormone chịu trách nhiệm tiết sữa, phát triển một số mô vú và đảm nhiệm nhiều chức năng khác của cơ thể
Ảnh hưởng của Prolactin đối với phái nữ
Prolactin là hormone quan trọng của cơ thể, chúng đóng góp vào hàng trăm chức năng, trong đó có hai chức năng chính sau đây:
- Sự phát triển của các tuyến vú trong các mô vú.
- Kích thích quá trình tiết sữa để nuôi con bằng sữa mẹ.
1. Vai trò của prolactin trong phát triển tuyến vú và sản xuất sữa
Khi mang thai, các hormone prolactin, estrogen và progesterone kích thích sự phát triển mô vú và sản xuất sữa. Prolactin thúc đẩy sự phát triển của một loại mô vú nhất định được gọi là phế nang tuyến vú, là các thành phần của tuyến vú, nơi sản xuất sữa. Prolactin cũng kích thích các tế bào phế nang vú để tạo ra các thành phần sữa, bao gồm:
- Lactose (thành phần carbohydrate của sữa).
- Casein (thành phần protein của sữa).
- Lipid (thành phần cung cấp năng lượng, acid béo thiết yếu và cholesterol).
2. Vai trò của prolactin trong quá trình tiết sữa và cho con bú
Sau khi sinh con, nồng độ progesterone giảm xuống, làm tăng số lượng các thụ thể prolactin trên các tế bào phế nang của tuyến vú. Điều này cho phép tiết sữa qua núm vú của người mẹ để cho con bú.
Sau khi sinh, mức prolactin không liên tục tăng cao. Mức prolactin sẽ chỉ tăng đột biến trong thời gian kích thích núm vú khi trẻ bú. Miễn là con bạn vẫn duy trì việc bú, mức prolactin sẽ tăng lên. Trong thời kỳ bạn không cho con bú, mức prolactin của bạn giảm và sản xuất sữa giảm. Nếu một người không cho con bú, mức prolactin sẽ giảm xuống mức không mang thai sau 1-2 tuần.
Ngoài ra, Prolactin còn có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như: điều hòa hệ thống miễn dịch, trao đổi chất, quá trình tạo máu, đông máu cũng như quá trình sinh trưởng của tế bào, biệt hóa tế bào… Do vậy, dựa vào chỉ số Prolactin giúp đánh giá tuyến yên và các bộ phận liên quan, chẩn đoán điều trị u tuyến vú, tuyến yên, chẩn đoán vô sinh, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Ý nghĩa chỉ số Prolactin đối với phụ nữ
1. Chỉ số Prolactin bình thường:
Của người phụ nữ khỏe mạnh, không mang thai và cho con bú sẽ ở khoảng < 25 ng/mL. Tuy nhiên, nồng độ hormone này trong máu tăng lên trong một số tình trạng sinh lý bình thường như: sau giao hợp, kích thích núm vú, sau bữa ăn nhiều thịt, sau tập thể dục, hoặc đang bị căng thẳng, phụ nữ mang thai và cho con bú (từ 34 đến 386 ng/mL). Trong trường hợp xét nghiệm Prolactin vượt ngưỡng trên thì được xem là định lượng cao hoặc thấp.
2. Chỉ số Prolactin cao:
Nếu ở trường hợp xét nghiệm nội tiết tố nữ bình thường mà Prolactin cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Prolactin cao làm ảnh hưởng đến việc sản xuất các hormone khác như estrogen và progesterone.
Nếu chỉ số Prolactin vượt ngưỡng hoặc thấp hơn đều ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ
Điều này có thể làm thay đổi hoặc ngừng quá trình rụng trứng dẫn đến kinh nguyệt không đều, khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn hoặc có thể gặp hiện tượng chảy sữa ngoài thai kỳ.
Chỉ số Prolactin cao ảnh hưởng đến các vấn đề sinh lý, bệnh lý như: xuất hiện khối u ở tuyến yên (prolactinoma) làm gia tăng sản xuất và bài tiết Prolactin gây rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, vô sinh ở phụ nữ hoặc các bệnh lý về tuyến giáp, suy giáp, gặp các vấn đề bất thường ở vùng đồi như viêm não, u hạt, ung thư…
Ngoài ra, chỉ số Prolactin cao còn do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị dạ dày, thuốc giảm đau có chứa opioid…
3. Chỉ số Prolactin thấp:
Trường hợp chỉ số Prolactin thấp có thể do gặp rối loạn chức năng buồng trứng, suy tuyến yên… Suy tuyến yên là một một tình trạng hiếm gặp do thiếu hụt một, nhiều hoặc tất cả các hormone mà tuyến yên tạo ra. Nguyên nhân thường là do áp lực bất thường lên tuyến yên hoặc do tuyến yên bị tổn thương.
4. Ý nghĩa của chỉ số Prolactin trong việc điều trị ung thư vú:
Dựa vào chỉ số Prolactin còn là cơ sở để điều trị khối u hệ nội tiết, thường gặp nhất là u tuyến vú. Dựa vào cơ chế tác động của Prolactin tương tự như cytokine trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất và điều hòa hệ miễn dịch.
Do vậy, Prolactin có liên quan trực tiếp đến sự sinh trưởng của tế bào, biệt hóa tế bào và chống lại sự chết có chu trình của tế bào. Prolactin hoạt động như một yếu tố tăng trưởng, liên quan đến sự tạo máu và quá trình sinh mạch máu, vì vậy, định lượng Prolactin có ý nghĩa trong việc điều trị.
Nếu khối u sản xuất dư thừa Prolactin có thể được điều trị bằng các thuốc bromocriptine hoặc cabergoline, làm giảm sản xuất Prolactin. Điều này giúp làm giảm các triệu chứng và có khả năng phục hồi khả năng sinh sản, giảm thiểu các triệu chứng lâm sàng. Các loại thuốc này có thể được sử dụng kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm tùy vào mức độ rối loạn của bệnh nhân. Trong trường hợp việc điều trị thuốc không đáp ứng hoặc kích thước khối u quá lớn thì phẫu thuật là việc cần thiết.
Các phương pháp cân bằng Prolactin hiệu quả
Tùy vào nguyên nhân gây tăng hoặc giảm Prolactin mà có phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu Prolactin bất thường có các triệu chứng lâm sàng như tạo ra các khối u, thì cần lựa chọn các phương pháp điều trị sau:
- Điều trị nội khoa: Các loại thuốc điều trị Prolactin chủ yếu là chất đồng vận dopamine như bromocriptine, cabergoline, pergolide…
- Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt bỏ khối u ảnh hưởng đến thị lực.
- Xạ trị: Áp dụng cho các trường hợp đã dùng thuốc và phẫu thuật đều thất bại.
Trường hợp chỉ số Prolactin cao nhưng không có triệu chứng lâm sàng thì không cần điều trị, mà chỉ cần điều chỉnh lối sống lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi hợp lý, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Song song đó, có thể kết hợp dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như Nước Sâm Maca Thảo Mộc giúp cân chỉnh nội tiết tố trong cơ thể một cách hài hòa, ổn định.
Nước Sâm Maca và Thảo mộc giúp tăng cường hoạt động hệ trục vàng: Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, cân chỉnh nội tiết tố theo đúng và đủ nhu cầu của cơ thể, giúp chị em giữ được sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ
Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, nổi bật là tinh chất Lepidium Meyenii có tác động mạnh mẽ vào hệ trục vàng là Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Đây chính là hệ thần kinh – nội tiết, khi hệ trục hoạt động, phối hợp nhịp nhàng sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra bộ nội tiết tố nữ trong cơ thể một cách đúng và đủ theo nhu cầu của cơ thể, đáp ứng mọi hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên, theo sự lão hóa của thời gian cũng như các tác động từ bên ngoài khiến hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng ở phụ nữ bị suy giảm hoạt động. Điều này dẫn đến sự sụt giảm của bộ 3 nội tiết tố quan trọng estrogen, progesterone và testosterone và nhiều hormone khác trong cơ thể cũng bị đảo lộn, người phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về thể chất lẫn tinh thần. <1>
Nước Sâm Maca với cơ chế tác động tận gốc, giúp cơ thể sản sinh nội tiết tố hài hòa và ổn định. Đây chính là nguồn nhựa sống giúp chị em tràn đầy sức sống, giữ được thanh xuân rạng ngời và đời sống vợ chồng ấm êm, viên mãn.
Chỉ số Prolactin là một hormone trong bộ nội tiết của người phụ nữ, cần được quan tâm và chăm sóc đúng mực. Bất cứ sự thay đổi bất thường của các chỉ số nội tiết tố đều gây ra hệ lụy không mong muốn. Đặc biệt, chị em cần theo dõi sức khỏe kỹ càng, lắng nghe cơ thể, nếu có triệu chứng khác lạ cần thăm khám và điều trị kịp thời.