Hiểu đúng về mãn kinh ở phụ nữ
Mãn kinh là hiện tượng tự nhiên của phụ nữ khi buồng trứng ngưng hoạt động hoàn toàn, chấm dứt thời kỳ sinh sản. Mãn kinh được tính khi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ của người phụ nữ chấm dứt hoàn toàn ít nhất 12 tháng.
Độ tuổi mãn kinh trung bình của người phụ nữ Việt Nam là 50, tuy nhiên cũng có một số người diễn ra trước tuổi 40 gọi là mãn kinh sớm. Trước khi bước vào mãn kinh, phụ nữ thường trải qua những triệu chứng khó chịu ở giai đoạn tiền mãn kinh vài năm, hoặc có người kéo dài cả chục năm.
8 bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh
Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, buồng trứng hoạt động suy giảm, cho đến khi ngưng hoạt động hoàn toàn, khiến cho bộ ba nội tiết tố quan trọng trong cơ thể phái đẹp là estrogen, progesterone và testosterone có sự suy giảm, xáo trộn, mất cân bằng giữa các thành phần nội tiết tố nữ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Một số bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh mà chị em cần lưu ý:
1. Viêm nhiễm phụ khoa
Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Nguyên nhân là do giai đoạn này buồng trứng, nơi sản xuất chính nội tiết tố nữ quan trọng, đã bắt đầu suy giảm và dừng hẳn. Điều này ảnh hưởng đến độ pH của vùng kín. Độ pH âm đạo bình thường dao động từ 3,5-4,8, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có lợi phát triển.
Việc thiếu hụt nội tiết tố ở giai đoạn mãn kinh sẽ khiến độ pH tăng lên, âm đạo teo mỏng, khô, biểu mô âm đạo không chứa các glycogen, thiếu các chất dịch và acid lactic để diệt khuẩn. Đây là điều kiện để vi khuẩn, nấm có cơ hội phát triển mạnh, dễ dàng tấn công vào gây viêm nhiễm phụ khoa và gây ngứa ngáy.
Viêm nhiễm phụ khoa là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mãn kinh
2. Ung thư cổ tử cung
Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh. Cổ tử cung là nơi tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung. Bệnh phát sinh do viêm nhiễm virus nhóm HPV kéo dài. Virus này gây ra những biến đổi ở cấp độ tế bào, khi các tế bào phát triển, tăng sinh một cách bất thường, không kiểm soát sẽ xâm lấn sang khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.
Hầu hết mọi người trong độ tuổi sinh hoạt tình dục đều nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Song, không phải ai nhiễm HPV đều mắc ung thư cổ tử cung. Khoảng hơn 90% virus HPV bị loại bỏ tự nhiên trong năm đầu sau nhiễm và 70% virus được loại bỏ trong năm thứ hai.
Một tỷ lệ nhỏ trường hợp HPV có thể tồn tại dai dẳng ở lớp tế bào đáy cổ tử cung. Chính tình trạng nhiễm HPV kéo dài và viêm mạn tính gây ra các tổn thương tiền ung thư của cổ tử cung ở các mức độ khác nhau.
3. U xơ tử cung
U xơ tử cung là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ giai đoạn sinh đẻ, mang thai hoặc mãn kinh. Các khối u này phần lớn là lành tính, thường mọc ở thanh mạc, niêm mạc, trong lớp cơ, thậm chí là bên ngoài tử cung. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có một số u xơ ác tính biến chứng thành ung thư gây nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ. Nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố, cụ thể gia tăng quá mức estrogen, chính là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung.
4. Ung thư nội mạc tử cung
Hay còn gọi là ung thư tử cung, bệnh xảy ra ở lớp tế bào biểu mô tuyến của niêm mạc tử cung, gây chảy máu âm đạo bất thường ở phụ nữ mãn kinh. Nguyên nhân thường gặp là do mất cân bằng nội tiết tố. Nếu được phát hiện sớm có thể chữa trị được.
5. Các bệnh về tim mạch
Đây là một bệnh lý nguy hiểm mà phụ nữ giai đoạn mãn kinh có nguy cơ mắc phải. Nguyên nhân là estrogen trong cơ thể giảm mạnh. Một trong những vai trò quan trọng của estrogen là chất bảo vệ mạch máu tự nhiên, điều hòa vận chuyển ion canxi vào tế bào, đồng thời ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng cách chống lại quá trình oxy hóa các cholesterol xấu.
Đồng thời, estrogen còn ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm độ căng của cơ trơn thành mạch, giúp giãn mạch và tăng lưu lượng động mạch vành, chống cao huyết áp. Vì thế, trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh estrogen suy giảm, phụ nữ có nguy cơ gặp phải các vấn đề tim mạch.
Đặc biệt, estrogen còn ảnh hưởng đến điều hòa cholesterol, làm tăng nồng độ triglycerid và cholesterol xấu, giảm nồng độ HDL-C (cholesterol tốt) một cách rõ rệt. Điều này còn góp phần gia tăng tỷ lệ mắc các vấn đề tim mạch, bao gồm xơ vữa mạch, bệnh mạch vành, huyết khối, tăng huyết áp…
6. Loãng xương
Loãng xương là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ mãn kinh. Nguyên nhân là do sự thay đổi mạnh mẽ về nội tiết, đặc biệt là estrogen thiếu hụt nghiêm trọng sẽ làm đẩy nhanh diễn tiến của bệnh loãng xương. Bởi vì, estrogen có vai trò chung trong cơ thể là vận chuyển và gắn kết canxi với tế bào khung xương. Vì thế, khi estrogen suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mật độ xương của phụ nữ.
Estrogen thiếu hụt nghiêm trọng ở phụ nữ mãn kinh sẽ làm đẩy nhanh diễn tiến của bệnh loãng xương
7. Rối loạn đường tiết niệu
Rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh tiếp theo chính là hiện tượng hay đi tiểu, khó tiểu, tiểu gấp, tiểu nhiều lần và thậm chí són tiểu, tiểu không tự chủ. Nguyên nhân là do sàn cơ chậu và các nhóm cơ nâng đỡ niệu đạo bàng quang yếu đi. Ngoài ra, ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh và sau mãn kinh, âm hộ và âm đạo trở nên khô, teo, nóng rát, ngứa và đau rát khi giao hợp cũng như dễ bị chảy máu, viêm nhiễm.
8. Rối loạn chuyển hóa
Phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh thường bị rối loạn chuyển hóa dẫn đến cơ thể mất cân đối, tích mỡ nhiều ở bụng, mông, đùi và rất dễ bị béo phì, tiểu đường…
Cần chuẩn bị gì trước khi đến tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh
Tuổi mãn kinh là giai đoạn chị em phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ, do vậy chị em cần chăm sóc sức khỏe kỹ càng giai đoạn trước, trong và sau đó.
1. Cần rèn luyện lối sống lành mạnh
Có một lối sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học cũng là cách giúp làm giảm các rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Theo đó, chị em nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, yoga, tập dưỡng sinh…; ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ngày, duy trì cân nặng và chỉ số BMI ổn định, trong giới hạn bình thường.
2. Hạn chế stress, tâm lý ổn định thoải mái
Nên sắp xếp công việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế stress. Dành thời gian đi du lịch, gặp gỡ bạn bè, trò chuyện nhiều hơn với người thân giúp đời sống tinh thần phong phú. Đồng thời, bản thân luôn hướng đến những điều tích cực, lành mạnh.
3. Bổ sung các tinh chất thiên nhiên giúp cân chỉnh điều hòa nội tiết tố
Ngày nay, sử dụng các sản phẩm đường uống để bổ sung các tinh chất thiên nhiên giúp tăng cường hoạt động của hệ trục là phương pháp khắc phục các rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh tận gốc được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Qua nhiều năm nghiên cứu ở cấp độ phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện Lepidium Meyenii có trong Nước Sâm Maca có tác dụng hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, giúp duy trì ổn định bộ ba nội tiết tố nữ (estrogen, progesterone, testosterone) theo đúng và đủ với nhu cầu cơ thể. Từ đó, phụ nữ được cải thiện các bất ổn của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, đồng thời hỗ trợ chống lão hóa và cải thiện các bệnh lý về tim mạch, giảm đau cơ xương, ổn định huyết áp hiệu quả.
Nước Sâm Maca và Thảo mộc giúp hỗ trợ tăng cường hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, từ đó duy trì ổn định bộ 3 nội tiết tố theo đúng và đủ với nhu cầu cơ thể
Đặc biệt, sản phẩm đã được nghiên cứu khoa học tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho thấy hiệu quả và an toàn cao cho phụ nữ Việt Nam chỉ sau 4 – 8 tuần sử dụng. Sâm Maca hiện được hàng triệu phụ nữ tin dùng và được ví như là bí kíp vàng giúp phái đẹp hỗ trợ tăng cường sức khỏe, duy trì sắc đẹp và đời sống sinh lý viên mãn.
Các nghiên cứu khoa học tại Mỹ và Úc cho thấy, các hoạt chất có trong Lepidium Meyenii, đặc biệt là các sterols quý, có tác dụng hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Khi có tác động tăng cường hoạt động của hệ trục này, bộ ba nội tiết tố nữ (Estrogen, Progesterone, Testosterone) được cân chỉnh một cách tự nhiên, vừa đúng và đủ với nhu cầu cơ thể.
Đặc biệt, với tinh chất này giúp phụ nữ cải thiện các bất ổn của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, đồng thời chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về tim mạch, giảm đau cơ xương, giảm đau cơ xương, ổn định huyết áp.
4. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý đều độ
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết và tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu chất đạm: Thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu…
- Acid béo omega-3: Có nhiều trong các loại cá béo như cá ngừ, cá trích, cá thu…
- Chất xơ: Có trong các loại rau xanh, củ, quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
- Thực phẩm có nhiều canxi: Sữa, trứng, các loại hạt, phô mai, cá mòi, hạnh nhân, rau lá xanh…
- Thực phẩm giàu kali: Cam, quýt, chuối…
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm A như gan, cá, sữa, cà rốt, quả gấc…; vitamin D như cá, lòng đỏ trứng, nấm; vitamin C có trong cam, chanh, bưởi, rau xanh; vitamin nhóm B có trong bột đậu xanh, thịt gà, nấm, gan, trứng, quả hạnh nhân… Đặc biệt, cần tránh những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, muối và hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
5. Duy trì vận động vừa sức
Chị em nên tập luyện 30 phút mỗi ngày, và duy trì 5 lần/tuần để rèn luyện sức khỏe. Theo nghiên cứu trên đã được công bố trên chuyên san Journal of Bone and Mineral Research, phụ nữ tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện chức năng hoạt động của cơ thể, cũng như tăng mật độ xương.
Lưu ý, chị em nên chọn lựa môn thể thao phù hợp và tập luyện vừa sức để mang lại kết quả tốt nhất. Các môn thể thao tốt cho sức khỏe phụ nữ được khuyến khích như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp, yoga…
6. Cần thăm khám bác sĩ định kỳ
Điều này cực kỳ quan trọng và cần thiết, việc thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần không chỉ kiểm tra, theo dõi, tầm soát mà còn giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời các bệnh lý ở tuổi mãn kinh.
Sức khỏe tuổi xế chiều luôn là vấn đề ưu tiên số 1 của phụ nữ. Bạn cần phải nắm những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh và bên cạnh đó là cần điều chỉnh lối sống lành mạnh, thăm khám sức khỏe định kỳ và nên chủ động sử dụng các sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe từ sớm.