Nhục Thung Dung

Rate this post

NHỤC THUNG DUNG

Tên thường gọi: Nhục thung dung còn gọi là Thung dung, Đại vân, Hắc tư lệnh (vì có tác dụng bổ thận mạnh), Nhục tùng dung (肉松蓉),Tung dung (纵蓉),Địa tinh (地精- nghĩa là tinh chất của đất), Kim duẩn (金笋 – cây măng vàng),Đại vân (大芸).

Tên khoa học: Cistanche deserticola Y.C. Ma.
Tên dược: Herba cistanches.
Họ khoa học: thuộc họ Nhục thung dung ( Orobranhaceae).
Cây Nhục thung dung

Nhục thung dung là vị thuốc có nguồn gốc lâu đời, được biết đến với tác dụng nổi bật là hỗ trợ đời sống tình dục (bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực), chữa hiếm muộn, vô sinh, tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam và nữ giới.

Nhục thung dung
Nhục thung dung là vị thuốc có nguồn gốc lâu đời.

Đặc điểm sinh thái

Mô tả: 

Nhục thung dung còn được ví như nhân sâm sa mạc bởi loài thực vật này mọc phổ biến ở những vùng hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt. Chúng tồn tại bằng cách ký sinh trên thân cây chủ khỏe, xuyên sâu lòng đất.

Nhục thung dung có chiều dài khoảng 30 cm, phần thân và rễ phát triển thành củ, lá thành vẩy màu vàng, xếp chồng lên nhanh thành các tầng, lớp như ngói. Hoa cây nhục thung dung có màu tím sậm, hình môi, nở vào mùa thu. Quả cây nhỏ li ti, có màu xám.

Phân bố: Nhục thung dung được tìm thấy nhiều ở các hoang mạc, sa mạc – khu vực khí hậu khắc nghiệt.

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ củ. Những củ to mập, nhiều dầu, có vảy mịn, mềm phía bên ngoài được coi là chất lượng tốt.

nhục thung dung công dụng
Nhục thung dung khô.

Chế biến: Dược liệu sau khi thu hái đem phơi khô trong nắng và thái thành những lát mỏng.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, đặt trong lọ có vôi hút ẩm để tránh nấm mốc, sâu mọt.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu y học hiện đại:

Nhục thung dung chứa các thành phần hóa học sau:

  • boschnaloside
  • orobanin
  • 8- epilogahic axit
  • betaine,
  • axít hữu cơ
  • hơn 10 loại axit amin
  • alkaloid (hàm lượng ít).

Những chất này có công dụng kiềm chế quá trình lão suy, kéo dài tuổi thọ của con người, tăng cường thể lực, nâng sao sức đề kháng, chức năng của hệ miễn dịch, hạ huyết áp, tăng cường chức năng sinh lý ở cả nam giới và nữ giới.

Các dược chất trong dược liệu cũng có khả năng điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận, khắc phục tình trạng suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận kéo theo các bệnh lý liên quan.

Theo nghiên cứu y học cổ truyền

Nhục thung dung có đặc tính:

  • Bổ thận
  • Ích tinh, huyết
  • Nhuận tràng
  • Kiện dương.

Chủ trị:

  • Liệt dương ở nam giới (dương nuy)
  • Đới hạ (nhiều khí hư)
  • Băng lậu
  • Nữ giới không đậu thia
  • Đau lạnh lưng, gối
  • Cơ bắp không có sức
  • Tiện bí
  • Huyết khô.

Tính vị

Theo Đông y, nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm.

Quy kinh

Vị thuốc quy vào hai kinh đại tràng và thận.

Liều dùng và cách dùng

  • Liều dùng: 10 – 20 gam/ ngày.
  • Cách dùng: Độc vị hoặc phối hợp với những vị thuốc khác.

Bài thuốc

Nhục thung dung được ứng dụng trong các bài thuốc sau đây:

Trị chứng liệt dương do thận hư, phụ nữ vô sinh, lưng gối lạnh đau (bài Nhục thung dung hoàn):

  • Chuẩn bị: 16 gam nhục thung dung, 6 gam viễn chí, 12 gam xà sàng tử, 6 gam ngũ vị tử, 12 gam ba kích thiên, thỏ ty tử, phụ tử, đỗ trọng, phòng phong.
  • Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn rồi luyện thành hoàn. Mỗi lần dùng từ 12 – 20 gam, uống 2 lần/ ngày kèm với nước ấm hoặc nước muối nhạt.

Trị suy nhược thần kinh:

  • Chuẩn bị: 10 gam nhục thung dung, 5 gam sơn thù, 4 gam thạch xương bồ, 6 gam phục linh, 8 gam thỏ ty tử, 600 ml nước.
  • Thực hiện: Sắc uống các nguyên liệu trên cho đến khi nước còn 200ml thì tắt bếp, chia làm 3 phần dùng trong ngày, khi nóng.

Chữa rối loạn cương dương, yếu sinh lý, liệt dương

  • Chuẩn bị: 200 gam nhục thung dung, 100 gam thục địa, 100 gam huỳnh tinh, 50 gam kỷ từ, 50 gam sinh địa, 50 gam dâm dương hoắc, 40 gam hắc táo nhân, 30 gam xuyên khung, 30 gam cam cúc hoa, 40 gam cốt toái bổ, 40 gam xuyên ngưu tất, 40 gam xuyên tục đoạn, 40 gam nhân sâm, 50 gam hoàng kỳ, 50 gam phòng đảng sâm, 50 gam đỗ trọng, 40 gam đơn sâm, 20 gam trần bì, 30 quả đại táo, 40 gam lộc giác giao, 20 gam lộc nhung.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.

Chữa yếu sinh lý, vô sinh ở nam:

  • Chuẩn bị: Nhục thung dung 200g, đương quy 240g, hoàng kỳ 400g, thạch hộc 240g, thỏ ty tử 200g, nhân sâm 200g, mạch môn 160g, đỗ trọng 160g, sơn thù 160g, hoài sơn 160g, kỷ tử 160g, sa uyển tật lê 160g, tỏa dương 160g, xuyên ba kích 120g, ngũ vị tử 80g, xuyên tục đoạn 120g, hồ đào nhục 480g, hồ lô ba 640g, cật heo 12 cái, cật dê 12 cái.
  • Thực hiện: Cật heo và cật dê đem hấp chín, thái mỏng, phơi thật khô. Đem tán tất cả các nguyên liệu trên thành hoàn – mỗi lần dùng 10 gam, ngày uống 3 – 4 viên.

Kiêng kỵ

Người bị âm hư, kém hỏa vượng, tiêu chảy, táo bón do quá nhiệt ở tiểu tràng và vị thì không nên dùng.

Lưu ý khi dùng

Trong quá trình điều trị, cần lưu ý một số điều sau:

  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, tác dụng của thuốc có thể thấy được sau một tháng dùng, tuy nhiên, cần dùng kiên trì cho đến hết liệu trình được chỉ định tinh trùng có chất lượng tốt hơn.
  • Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cần chú ý ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, hạn chế những thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng nhiều kháng sinh.
  • Nếu có điều kiện, bệnh nhân nên làm lại tinh dịch đồ để thấy được cụ thể hiệu quả của thuốc.

Trên đây là một số thông tin về vị thuốc nhục thung dung. Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, do đó, khi gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào, bạn cũng nên thăm khám và dùng thuốc do chuyên gia tư vấn và chỉ định để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

Nguồn Tham Khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0922685699
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon