Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng phụ nữ bị mất kinh nguyệt tạm thời ở giai đoạn đầu sau sinh. Thay vì chảy máu kinh bình thường, âm đạo tiết ra một loại dịch gồm: máu, chất nhầy và sản dịch. Những ngày đầu, lượng sản dịch chảy liên tục và có màu đỏ sẫm, sau 5 – 8 tuần, chất thải này bắt đầu nhạt màu, chuyển từ nâu sậm sang vàng và giảm dần.
Thông thường, kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ xuất hiện trở lại sau 1 – 2 tháng nếu không cho con bú. Tuy nhiên, nếu chị em nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, thời gian xuất hiện kinh nguyệt khác nhau, trung bình từ 6 – 8 tháng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sau sinh bị rối loạn kinh nguyệt
Sau sinh là khoảng thời gian thể chất và tinh thần của người phụ nữ có nhiều thay đổi. Trong đó, rối loạn kinh nguyệt sau sinh là vấn đề nan giải do có nhiều nguyên nhân gây ra:
1. Thay đổi nội tiết tố
Trong quá trình mang thai, hormone Progesterone và Estrogen được sản xuất nhiều hơn bình thường nhằm duy trì môi trường và bảo vệ em bé trong tử cung.
Tuy nhiên, kể từ lúc em bé chào đời, nồng độ của hai hormone này sẽ sụt giảm nghiêm trọng khiến cơ thể bị sốc và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý của chị em. Bên cạnh đó, nồng độ Prolactin và Oxytocin sản sinh ra nhanh chóng cũng gây ra nhiều biến động trong thời kỳ hậu sản, đặc biệt là rối loạn kinh nguyệt.
2. Tâm lý bất ổn sau sinh
Giai đoạn đầu thực hiện thiên chức làm mẹ trạng thái tâm lý của chị em thường có nhiều thay đổi như dễ buồn phiền, lo âu, stress… Thêm vào đó, việc chăm sóc con cái chiếm nhiều thời gian trong ngày, khiến mẹ bỉm mất ngủ, ngủ không đủ giấc… dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng/stress.
Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone Cortisol – một loại hormone có khả năng ức chế hoạt động của hệ trục “Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng”, dẫn đến loạn kinh sau sinh và tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
3. Tiết sữa để nuôi con
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể người phụ nữ có xu hướng sụt giảm hormone Estrogen để nhường chỗ cho hormone Prolactin – hỗ trợ tiết ra sữa.
Hormone Prolactin hoạt động mạnh ức chế ngược lại làm cản trở quá trình rụng trứng và làm chậm kinh nguyệt. Chị em cho con bú càng lâu, càng giữ cho hormone Prolactin ở mức cao, thời gian có kinh trở lại càng kéo dài
Cơ thể người mẹ ưu tiên sản xuất hormone tiết sữa nuôi con, thay vì điều tiết kinh nguyệt
4. Một số bệnh phụ khoa
Nhiễm khuẩn sau sinh, mắc bệnh lý âm đạo… là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh con. Một số bệnh phụ khoa thường gặp là viêm nhiễm tầng sinh môn, sa tử cung, viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm vòi trứng và ống dẫn trứng,…
Ngoài những nguyên nhân kể trên, phụ nữ sau sinh có sử dụng thuốc tránh thai, chế độ ăn uống không đủ chất, giờ giấc sinh hoạt không ổn định, lo lắng quá độ… cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Dưới đây là các biểu hiện thường thấy giúp bạn nhận biết mình đang bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh:
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường có độ dài từ 28 đến 32 ngày, nếu vòng kinh mỗi tháng ít hơn 28 ngày hoặc nhiều hơn 32 ngày, thậm chí không có kinh trong vài tháng – đây chính là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt.
- Mất kinh quá lâu: Là hiện tượng sau 1-2 năm sau sinh con, người mẹ vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại.
- Đau, ngứa vùng kín: Âm hộ ngứa ngáy, đau rát, gây cảm giác khó chịu. Trong thời gian hành kinh, máu kinh có hiện tượng bị vón cục, có màu đen hoặc nâu sẫm kèm mùi hôi.
- Đau bụng dưới dữ dội: Mặc dù đau bụng kinh chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng thường khiến phụ nữ bị mất sức, toát mồ hôi lạnh, giảm khả năng tập trung. Một số trường hợp cơn đau kéo dài có thể cần can thiệp bằng thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến công việc và đời sống sinh hoạt.
- Đau đầu núm vú: Núm vú căng tức là dấu hiệu của rối loạn nội tiết. Đây cũng là biểu hiện của tình trạng kinh nguyệt không đều sau sinh.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại khoảng 2 – 3 tháng đối với phụ nữ không cho con bú và với phụ nữ cho con bú là 6 tháng – 1 năm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sau khi sinh con, người mẹ phải mất 1 – 2 năm để sức khỏe và kinh nguyệt trở lại bình thường. Nếu sau khoảng thời gian này, kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì chị em cần thăm khám bác sĩ ngay.
Chị em phụ nữ sau sinh nên chủ động thăm khám sức khỏe nếu quá lâu không có kinh nguyệt
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh ở phụ nữ
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng sinh lý bình thường, sau một thời gian sẽ ổn định trở lại mà không cần thăm khám. Nếu tình trạng kéo dài quá lâu chị em không nên chủ quan, bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề. Dưới đây là một số biện pháp giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và cải thiện sức khỏe sau sinh mà bạn thể tham khảo:
1. Cải thiện chế độ ăn uống
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đủ các chất dinh dưỡng sau sinh có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe tổng thể và chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ. Vì thế, thay vì kiêng khem quá nhiều thứ, phụ nữ sau sinh nên bổ sung các dưỡng chất giúp hỗ trợ cải thiện kinh nguyệt như: protein, chất béo, Omega-3, Omega-6, canxi, kali,…
Bên cạnh đó, cần tăng cường thêm nhóm rau củ quả chứa vitamin C và chất xơ. Đồng thời, uống nhiều nước để “thải độc” tốt hơn và hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn,…
2. Bổ sung thực phẩm cải thiện hệ trục “Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng”
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh là do sự trồi sụt liên tục của bộ 3 nội tiết tố Estrogen – Progesterone – Testosterone. Vì vậy, sau khi cai sữa cho con, phụ nữ nên chủ động bổ sung các dưỡng chất có khả năng hỗ trợ cân bằng bộ 3 nội tiết tố, từ đó cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều một cách an toàn, hiệu quả.
Trải qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ phát hiện thảo dược Lepidium Meyenii đến từ dãy núi Andes (Nam Mỹ) có khả năng tác động trực tiếp lên hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, giúp cân chỉnh nội tiết tố một cách tự nhiên, từ đó điều hòa kinh nguyệt, tăng cường sức khỏe toàn thân một cách an toàn, hiệu quả.
Hãy bổ sung 2 gói Nước sâm Maca và Thảo mộc mỗi ngày để cân bằng nội tiết tố nữ và điều hòa kinh nguyệt
Ngoài ra, sau sinh một số chị em còn gặp một số vấn đề về da như khô, sạm,… Thấu hiểu được điều này, tinh chất P.Leucotomos (có trong Nước Sâm Maca) được mệnh danh là “kem chống nắng bằng đường uống” có khả năng hỗ trợ chống lại tia UV, tái tạo cấu trúc nền cho da. Từ đó, giúp da giảm nhăn – khô – sạm và tự tin lấy lại vẻ đẹp như thời “còn son”.
3. Tập thể dục đều đặn
Các hoạt động thể dục, thể thao không chỉ giúp cải thiện xương khớp mà còn tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, góp phần ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi ngày chị em nên dành khoảng 20 – 30 phút với các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, tập yoga,…
4. Hạn chế dùng chất kích thích
Rượu, bia, thuốc lá, caffeine… là những chất kích thích cản trở hoạt động của nội tiết tố khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở nên nặng hơn – ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và sức khỏe sinh sản trong những lần tiếp theo. Vì vậy, phụ nữ sau sinh nên tránh sử dụng thức uống này, thay vào đó bằng các loại sinh tố, nước ép giàu vitamin và khoáng chất.
5. Giữ tâm lý thoải mái, tránh stress
Để tránh lượng hormone Cortisol sản sinh quá nhiều, bạn nên giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, stress quá lâu. Ngoài việc chăm sóc con cái, bạn hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân, làm những việc mình yêu thích, tham gia các hoạt động tích cực và chia sẻ, trò chuyện với bạn bè, người thân để cải thiện tâm trạng.
6. Thăm khám định kỳ
Trong quá trình phục hồi sau sinh, người mẹ cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để khi phát hiện bất thường có thể xử lý kịp thời. Mẹ bỉm cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị ngay khi gặp các vấn đề sau:
- Chảy máu âm đạo nhiều bất thường.
- Nhiễm khuẩn hậu sản.
- Tâm trạng bất thường, có dấu hiệu trầm cảm.
Ngoài ra theo khuyến cáo, chị em cũng nên thăm khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe tình dục và phát hiện sớm bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản, giúp điều trị kịp thời và hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết trên, chị em đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh và biết cách phòng ngừa để có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.