PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH CÓ DỄ THỤ THAI KHÔNG? MANG THAI ĐƯỢC KHÔNG?

Rate this post
Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng suy giảm, kinh nguyệt không đều, sức khỏe có chiều hướng suy giảm… liệu có thể thụ thai và mang thai khỏe mạnh hay không là vấn đề quan tâm của nhiều chị em đang mong con. Hãy xem bài viết để giúp mình giải đáp thắc mắc tiền mãn kinh có mang thai được không nhé.

Hiểu về thời kỳ tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển đổi sang mãn kinh ở phụ nữ. Lúc này, kinh nguyệt sẽ chấm dứt hoàn toàn và không thể mang thai. Bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ đều phải trải qua khoảng thời gian trước mãn kinh, được gọi là tiền mãn kinh.

Tuy theo cơ địa của từng người, giai đoạn tiền mãn kinh có thể kéo dài vài năm nhưng cũng có khi kéo dài cả chục năm trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh hoàn toàn. Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là 52, tuy nhiên cũng có những người mãn kinh trước 40 gọi là mãn kinh sớm. Độ tuổi tiền mãn kinh thường từ 40 tuổi trở lên.

Giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể thường phải đối mặt với hàng loạt các triệu chứng khó chịu về thể chất, tâm sinh lý cũng như khả năng sinh sản cũng có nhiều biến động như rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, khô âm đạo, giảm ham muốn, tính tình thay đổi, rối loạn giấc ngủ…(1)

Mối quan hệ giữa mang thai và kinh nguyệt

Buồng trứng sẽ bắt đầu hoạt động ở lứa tuổi dậy thì, và đánh dấu bởi chu kỳ kinh nguyệt ở bé gái. Chu kỳ này chịu sự tác động của nội tiết tố sinh dục do buồng trứng tiết ra, nổi bật là bộ ba estrogen, progesterone và testosterone.

Trứng sẽ rụng khoảng từ ngày 14-15 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong trường hợp trứng gặp được tế bào tinh trùng ở ống dẫn trứng, tại lớp niêm mạc sẽ tiết ra các chất đặc biệt để nuôi dưỡng trứng thành hợp tử.

Sau một tuần, hợp tử sẽ bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ, người phụ nữ sẽ mang thai. Tuy nhiên, nếu trứng không được thụ tinh hoặc thụ tinh nhưng không tồn tại sẽ bước vào giai đoạn thoái hóa, niêm mạc tử cung bắt đầu bong ra, các mạch máu trong niêm mạc vỡ ra, máu mà các mô niêm mạc được đào thải ra ngoài qua đường âm đạo. Một chu kỳ mới lại bắt đầu.

Kinh nguyệt xuất hiện là dấu hiệu buồng trứng vẫn hoạt động bình thường và vẫn có thể thụ thai khi gặp tinh trùng. Song, cũng có trường hợp vẫn thấy xuất hiện kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng nhưng không có trứng rụng và y học gọi là vòng kinh không phóng noãn nên không thể mang thai.

Phụ nữ tiền mãn kinh có dễ thụ thai không? Có mang thai được không?

Phụ nữ tiền mãn kinh là giai đoạn biến động về thể chất, kinh nguyệt rối loạn, vòng kinh có thể dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường, thậm chí có thể gián đoạn một vài tháng. Theo nghiên cứu của Đại học Edinburgh (nước Anh), phụ nữ đến 30 tuổi phụ nữ chỉ còn 12% số trứng, và đến 40 tuổi thì số trứng chỉ còn 3%.

Do vậy, khả năng thụ thai ở giai đoạn này được các chuyên gia đánh giá là không cao. Tuy nhiên, vẫn còn chu kỳ kinh nguyệt, trứng vẫn rụng thì phụ nữ vẫn mang thai được nếu gặp tinh trùng đúng thời điểm.

Phụ nữ mang thai cần rất thận trọng khi bị sốt xuất huyết

Phụ nữ tiền mãn kinh khó thụ thai nhưng vẫn có thể khả năng mang 

Những rủi ro khi mang thai ở tuổi tiền mãn kinh

Phụ nữ tiền mãn kinh có thể mang thai được, tuy nhiên, chị em có thể gặp một số rủi ro sau đây:

  • Dễ sẩy thai hoặc thai chết lưu: Giai đoạn tiền mãn kinh, sức khỏe thường bị suy giảm, có thể mắc một số bệnh lý như: tiểu đường, huyết áp cao… nên có nguy cơ sẩy thai cao hoặc có thể thai chết lưu.
  • Nguy cơ mắc bệnh Down: Mang thai khi lớn tuổi có nguy cơ gặp các vấn đề về nhiễm sắc thể nên trẻ dễ bị dị tật, mắc hội chứng Down cao hơn. Nghiên cứu cho thấy  nguy cơ sinh con mắc hội chứng down là khoảng 1/4840 đối với phụ nữ ở tuổi 20. Ở tuổi 40, nguy cơ này tăng lên khoảng 1/85. Ngoài ra, phụ nữ lớn tuổi sinh con, đứa trẻ có nguy cơ dị tật cơ xương hoặc các bệnh liên quan đến phổi hoặc tim mạch.
  • Tiểu đường thai kỳ: Bệnh tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm cả mẹ lẫn con. Em bé thường phát triển lớn trong thai kỳ nên việc sinh nở sẽ khó khăn hơn. Đặc biệt, đối với người mẹ có thể góp phần tăng huyết áp, phải sinh non…
  • Cao huyết áp: Phụ nữ mang thai ở tuổi 40 thường có nguy cơ tăng huyết áp, thậm chí gây tiền sản giật trong thời kỳ mang thai.
  • Sinh non, sinh mổ: Với phụ nữ lớn tuổi, do tình trạng sức khỏe và các biến chứng khi mang thai, nên khả năng sinh mổ, sinh non là rất cao. Nhiều thống kê cho thấy, tỷ lệ sinh mổ ở độ tuổi 40 là gần 50%.
  • Trẻ có nguy cơ chậm phát triển hoặc gặp các vấn đề về nhận thức.

Phụ nữ tiền mãn kinh nên áp dụng các biện pháp tránh thai không?

Phụ nữ tiền mãn kinh vẫn có khả năng mang thai nên nếu không muốn sinh con ở độ tuổi này thì vẫn phải sử dụng các biện pháp tránh thai. Trong trường hợp mãn kinh (không có kinh nguyệt liên tiếp trong vòng 12 tháng kể từ lần hành kinh cuối) thì mới không dùng các biện pháp tránh thai. Đặc biệt, giai đoạn tiền mãn kinh, trước khi ngừng hẳn, một vài nang trứng sẽ chín và rụng bất chợt. Do vậy ở giai đoạn này, chị em không nên chủ quan mà cần thực hiện biện pháp tránh thai hợp lý.

Hướng dẫn uống thuốc tránh thai hàng ngày đúng cách, an toàn bạn nên biết

Phụ nữ tiền mãn kinh vẫn cần có biện pháp tránh thai

Phụ nữ tiền mãn kinh vẫn muốn có thai thì làm thế nào?

Theo các chuyên gia, độ tuổi đẹp nhất của người phụ nữ để sinh con là ở độ tuổi dưới 30, sau tuổi 30, khả năng mang thai của người phụ nữ bắt đầu suy giảm, và đặc biệt từ tuổi 40 trở lên, khả năng sinh sản có xu hướng suy giảm nhanh, số lượng trứng còn rất ít ỏi.

Sau tuổi 45, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, sức khỏe, cũng như cơ quan sinh sản của người phụ nữ thường không còn khả năng cho việc mang thai tự nhiên.

May mắn thay, ngày nay với sự tiến bộ của y học, chị em sau tuổi 40 vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh. Tùy vào sức khỏe của  từng đối tượng, bác sĩ sẽ đưa ra một trong các phương pháp sau đây:

1. Bơm tinh trùng vào tử cung (IUI):

Là phương pháp lấy tinh trùng của người chồng, sau đó chọn lọc những tinh trùng khỏe để bơm trực tiếp vào tử cung.

2. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF):

Phương pháp này sẽ kích thích buồng trứng để noãn phát triển đến khi đủ kích thước sẽ được chọc hút. Tinh trùng người chồng sẽ được chuẩn bị và cho kết hợp trứng trong môi trường đặc biệt để nuôi. Sau đó sẽ chuyển vào buồng tử cung của người vợ vào thời điểm thích hợp, để phôi phát triển được trong tử cung.

Hình ảnh Phụ nữ tiền mãn kinh có dễ thụ thai không? Mang thai được không?

Một sản phụ mang thai ở tuổi 53 nhờ phương pháp IVF sau quá trình điều trị vô sinh thứ phát tại Bệnh viện  Ảnh: BVĐK Tâm Anh

3. Phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI):

Người vợ sẽ được sử dụng thuốc kích thích buồng trứng, khi noãn đủ kích thước sẽ chọc hút noãn ra ngoài. Sau đó, dùng hệ thống hiện đại, tiêm trực tiếp tinh trùng được chọn lọc khỏe nhất vào noãn để phát triển thành phôi. Sau đó, chuyển phôi vào buồng tử cung.

Phương pháp giúp phụ nữ tiền mãn kinh mang thai khỏe mạnh

Phụ nữ tiền mãn kinh mang thai có nhiều nguy cơ rủi ro, vì thế chị em cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thăm khám sức khỏe định kỳ, vận động phù hợp và cần theo dõi sức khỏe của cơ thể sát sao. Sau đây là một số điểm chị em cần lưu ý:

1. Nên thăm khám sức khỏe tiền sản:

Trước khi mang thai, mẹ bầu cần thăm khám, thực hiện các xét nghiệm thích hợp, cũng như bổ sung các loại vitamin cần thiết để đảm bảo tối đa cho thai kỳ khỏe mạnh.

2. Thăm khám thai kỳ theo chỉ định:

Việc thăm khám thai kỳ sẽ được thực hiện các xét nghiệm, siêu âm thai nhi. Điều này giúp nắm tình trạng sức khỏe thai nhi cũng như phát hiện sớm những vấn đề bất thường (nếu có) của thai nhi. Việc phát hiện sớm những vấn đề bất ổn sẽ giúp bác sĩ  sẽ sớm đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu

Thăm khám thai định kỳ giúp theo dõi sức khỏe của hai mẹ con

3. Tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ:

Việc tiêm vaccine trong thai kỳ sẽ giúp chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé ngay từ thời gian đầu, phòng ngừa một số bệnh phổ biến.

4. Bổ sung các loại vitamin cần thiết

Theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và phòng ngừa dị tật thai nhi. Một số vitamin và khoáng chất mà chị em cần bổ sung như: vitamin A, sắt, canxi, DHA, Magie… (a)

5.Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất

Các thực phẩm mẹ bầu cần lưu ý bổ sung như: thịt, sữa, cá, ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi và nhớ uống đủ nước mỗi ngày. Điều này giúp duy trì chỉ số cân nặng đảm bảo, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu cân. (b)

6. Có chế độ vận động nhẹ nhàng:

Chị em nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, theo sự hướng dẫn của bác sĩ giúp tăng cường sức khỏe thai kỳ. Những môn thể dục nhẹ nhàng được xem là phù hợp với mẹ bầu là đi bộ, yoga…

Bên cạnh đó chị em cần theo dõi sức khỏe kỹ càng, cần cảnh giác với các dấu hiệu tiền sản giật và các biến chứng thai kỳ khác.

Đến đây chắc mọi người đã có câu trả lời chính xác phụ nữ tiền mãn kinh có dễ thụ thai không, cũng như kiến thức về sự hỗ trợ của y khoa, phương pháp giúp thai kỳ khỏe mạnh.

 

(*) Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào thể trạng của từng người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0922685699
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon