PHỤ NỮ ĂN GÌ ĐỂ GIẢM BỐC HỎA? KIÊNG GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG?

Rate this post
Bốc hỏa là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Cơn bốc hỏa xuất hiện đột ngột làm xáo trộn nhịp sinh học, khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của chị em. Vì vậy, câu hỏi “phụ nữ nên ăn gì để giảm bốc hỏa?” trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em phụ nữ.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bốc hỏa ở phụ nữ

Bốc hỏa là hiện tượng có luồng khí nóng khởi phát đột ngột ở vùng mặt, cổ, ngực sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân. Cơn bốc hỏa thường kéo dài khoảng 2 – 5 phút, kèm theo tình trạng tiết mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt và khó ngủ. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến hiện tượng bốc hỏa:

1. Suy giảm nội tiết tố

Theo các chuyên gia, mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ trước, trong và sau thời kỳ mãn kinh. Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, hoạt động của “hệ trục vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng dần suy giảm khiến bộ ba nội tiết tố (Estrogen, Testosterone, Progesterone) bị xáo trộn và sụt giảm dần.

Trong đó, estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thần kinh ở nữ giới. Khi estrogen sụt giảm cùng với sự suy giảm chức năng buồng trứng và số lượng nang trứng cũng giảm dần, dẫn đến hệ trục Não bộ-Tuyến yên-Buống trứng hoạt động mất nhịp nhàng, nội tiết tuyến yên tăng cao gây bốc hỏa.

Không những vậy, nồng độ estrogen thấp hơn bình thường còn khiến phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt bất ổn về sức khỏe – sắc đẹp – sinh lý, điển hình là hiện tượng bốc hỏa và tình trạng da lão hóa.

2. Stress, căng thẳng trong thời gian dài

Ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, chị em bắt đầu có nhiều mối lo toan và trở nên nhạy cảm hơn trước các vấn đề: ngoại hình xuống cấp, gia đình, con cái, công việc,… Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ stress hoặc căng thẳng.

Cơ thể ứng phó với stress bằng cách tiết ra cortisol và adrenaline – 2 hormone giúp tăng cường sự tập trung và khả năng giải quyết tình huống. Tuy nhiên, khi thời gian căng thẳng hoặc stress diễn ra trong thời gian dài, dẫn đến sự mệt mỏi và kiệt sức do các hormone này bị dư thừa.

Chính vòng luẩn quẩn stress – bốc hỏa – stress, đã khiến cho cơ thể chị em trở nên nhạy cảm hơn.Ngoài hiện tượng bốc hỏa, những triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu, giảm khả năng tập trung và giảm ham muốn cũng “ghé thăm” thường xuyên.

Bốc hỏa ở phụ nữ - Triệu chứng không nên xem thường

Hơn 80% phụ nữ bị bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh

3. Tác dụng phụ của thuốc

Tuổi tác và mãn kinh là “đôi bạn” song hành cùng nhau, vì vậy ở giai đoạn này người phụ nữ cũng thường trải qua các đợt điều trị bệnh và uống thuốc theo chỉ định. Một số loại thuốc có thể gây ra cơn bốc hỏa nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài hoặc quá liều lượng là thuốc giảm đau opioid, thuốc loãng xương, thuốc chống trầm cảm…

4. Thừa cân, béo phì

Một nghiên cứu mới đã phát hiện rằng các cơn bốc hỏa có liên quan đến chỉ số khối cơ thể. Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, tốc độ trao đổi chất trở nên “chậm chạp” và đốt cháy được ít calo hơn khiến mỡ thừa tập trung và tích tụ nhiều trong cơ thể. Lượng mỡ thừa càng nhiều càng làm tăng khả năng tần suất bị bốc hỏa.

Thừa cân béo phì và các vấn đề xoay quanh

Phụ nữ béo phì có nguy cơ bị bốc hỏa cao hơn phụ nữ có chỉ số BMI bình thường.

Phụ nữ ăn gì để giảm bốc hỏa? Tham khảo ngay 10 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hằng ngày, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động và làm việc hiệu quả còn giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố. Do đó, bên cạnh việc thay đổi lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, việc lựa chọn đúng các loại thực phẩm để làm dịu các cơn bốc hỏa cũng là điều cần thiết.

Dưới đây là top 10 thực phẩm được cho là có thể giúp “điều chỉnh” hiện tượng bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh chị em có thể tham khảo:

1. Sữa, các sản phẩm từ sữa

Bộ ba nội tiết tố nữ Estrogen – Progesterone – Testosterone có thể tác động trực tiếp đến các tế bào xương khớp, giúp duy trì hàm lượng chất khoáng trong xương để bảo vệ xương chắc khỏe.

Tuy nhiên, sự sụt giảm của các hormone này ngay thời điểm tiền mãn kinh – mãn kinh đã khiến mật độ xương giảm dần, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và các triệu chứng của bốc hỏa.

Vì vậy, bạn nên tăng cường bổ sung các sản phẩm từ sữa để trực tiếp cung cấp thêm canxi, magie, vitamin D cho cơ thể, từ đó có thể giúp phòng ngừa loãng xương, giảm nhẹ triệu chứng bốc hỏa và chứng khô âm đạo.

Cách làm yaourt bằng sữa tươi đơn giản tại nhà cực tốt cho sức khỏe

Sữa chua, pho mát, kem sữa, bơ,… là các chế phẩm từ sữa

2. Cần tây

Nhờ khả năng hỗ trợ giảm axit uric, kích thích sản xuất nước tiểu, cần tây được cho là có tác dụng phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm triệu chứng của bốc hỏa, ngừa u nang và bệnh rối loạn thần kinh bàng quang. Bên cạnh đó, cần tây là loại rau chứa nhiều vitamin A, B, C, K và các khoáng chất như: Canxi, Folate, Kali, Choline, Magiê,… giúp hỗ trợ giảm cân, giảm bớt tình trạng táo bón.

3. Cà chua

Cà chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt Lycopene và các chất chống oxy hóa trong cà chua giúp hỗ trợ giảm chứng căng thẳng, stress. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, ăn 1 quả cà chua/ngày có thể giảm 52% nguy cơ trầm cảm, stress so với những người ít ăn loại quả này, nhờ vậy giúp giảm các đợt bốc hỏa cho phụ nữ.

4. Trái cây, rau xanh

Để hạn chế các cơn bốc hỏa, phụ nữ nên bổ sung trái cây tươi và rau xanh vào thực đơn hằng ngày. Rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, nhờ đó cải thiện tâm trạng và giúp da dẻ căng mịn hơn dù đang trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh.

Đồng thời, chất xơ trong nhóm thực phẩm này cũng giúp bạn kiểm soát được cân nặng, ngăn ngừa lão hóa và các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Lượng đường tự nhiên trong rau củ quả giúp hạn chế cảm giác thèm ngọt.

Ăn trái cây thay rau củ liệu có tốt cho sức khỏe?

Lượng đường tự nhiên trong rau củ quả giúp hạn chế cảm giác thèm ngọt

5. Ngũ cốc, các loại hạt

Ngũ cốc và các loại hạt dinh dưỡng như: Gạo lứt, yến mạch, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt macca,… là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng như Omega-3, sắt, canxi, axit béo không bão hòa và nhiều chất dinh dưỡng khác. Duy trì thói quen ăn 30g hạt mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện tâm trạng và giảm thiểu các cơn bốc hỏa đột ngột.

6. Các thực phẩm có tính mát

Rau má, rau diếp cá, nước dừa, dưa chuột, bí đao, trái cây họ cam quýt,… là các “thực phẩm giải nhiệt” có tính mát, giúp giảm tạm thời cơn bốc hỏa được nhiều chị em nên lựa chọn. Chị em có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến các thực phẩm này thành nước ép hoặc sấy thành trà để sử dụng.

7. Protein thực vật

Protein từ thực vật bao gồm: đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành, đậu đen, đậu đỏ,… cũng là nhóm thực phẩm chị em nên bổ sung khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, từ đó sớm ngăn chặn các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm… Isoflavone được tìm thấy trong các loại đậu này có thể ức chế tích tụ cholesterol “xấu” – do nội tiết tố sụt giảm, nhờ đó hỗ trợ lưu thông máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ. Do vậy, thêm các thực phẩm giàu protein thực vật vào chế độ ăn uống hàng giúp chị em giảm bớt cảm giác nóng người, mệt mỏi, đổ mồ hôi do bốc hỏa gây ra.

8. Uống nhiều nước

Nước là thành phần chính không thể thiếu trong mọi hoạt động của cơ thể người – chiếm 70% trọng lượng cơ thể. Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn nên uống 2 – 3 lít nước để thanh lọc và làm mát cơ thể. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết đến cho tế bào nhằm nuôi dưỡng tế bào, giúp xương khớp hoạt động nhịp nhàng, trơn tru.

Nên uống nước gì vào buổi sáng và uống bao nhiêu là đủ?

Nguồn nước bổ sung có thể là nước tinh khiết, nước ép trái cây hoặc nước có sẵn trong các loại thực phẩm

9. Ngó sen

Chị em phụ nữ thường rỉ tai nhau rằng ăn ngó sen có thể giúp cải thiện tình trạng bốc hỏa vì trong ngó sen chứa một lượng lớn vitamin K, canxi và sắt. Đây là những hợp chất có tác dụng bổ sung khí huyết, giảm bớt căng thẳng, lo âu. Ngoài ngó sen, chị em có thể sử dụng hạt sen để chế biến thành các món khác sử dụng thường xuyên.

10. Dâu tằm

Theo Đông y, dâu tằm có tác dụng bổ huyết, nhuận tràng, giải khát. Phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh là đối tượng thường xuyên bị bốc hỏa, mệt mỏi, khó ngủ,… Vì thế, cần bổ huyết để lấy lại sức, tránh tình trạng thiếu máu gây hoa mắt, chóng mặt.

Phụ nữ bị bốc hỏa cần kiêng kị những gì?

Bên cạnh việc tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Ăn gì để giảm bốc hỏa?”, chị em cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm dưới đây để tránh làm cơn bốc hỏa trở nên nghiêm trọng hơn.

1. Rượu bia và các thức uống có cồn

Đối với phụ nữ, lạm dụng rượu bia quá mức chính là nguyên nhân khiến hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng hoạt động kém nhịp nhàng. Ngoài ra, cồn trong rượu bia còn tác động lên tinh thần khiến phụ nữ rơi vào nguy cơ rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng đến tâm sinh lí nữ – dễ bốc hỏa. Vì vậy, chị em nên hạn chế sử dụng rượu bia trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh.

2. Trà, cà phê

Theo nghiên cứu, caffeine có trong trà, cà phê là những chất kích thích không nên dùng ở phụ nữ trung niên. Nếu sử dụng chúng trong thời gian dài có thể làm xáo trộn nội tiết tố, gây mất nước, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh kèm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…

Sự Khác Nhau Của Trà Và Cà Phê, Công Dụng Của Trà Và Cà Phê

Trà và cà phê có thể khiến những cơn bốc hỏa diễn ra trầm trọng hơn

3. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn là “thủ phạm” gây tổn hại đến sức khỏe do chứa nhiều đường, muối, nhiều chất phụ gia và chất béo chuyển hóa. Nhóm thực phẩm này có liên quan đến các bệnh thừa cân, béo phì, tiểu đường và ảnh hưởng đến sự ổn định của bộ 3 nội tiết tố, khiến cơn bốc hỏa xuất hiện nhiều và ngày càng lâu hơn.

Để giảm triệu chứng của bốc hỏa, phụ nữ nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn như: Xúc xích, thịt xông khói, cá đóng hộp, nước ngọt có gas…

4. Thực phẩm cay nóng

Quan niệm Đông y cho rằng các thực phẩm cay nóng (quế, mù tạt, tiêu, ớt,…) có thể hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ chúng với liều lượng quá lớn sẽ khiến bộ phận điều hòa nhiệt độ hiểu nhầm cơ thể đang ở trong môi trường nóng bức, gây ra phản ứng nóng trong người kèm toát mồ hôi, nhằm làm mát cơ thể. Cảm giác này vô tình khiến chứng bốc hỏa trở nên nghiêm trọng hơn.

Vậy nên, chị em nên hạn chế ăn thực phẩm cay nóng và kết hợp ăn các loại thực phẩm có tính hàn để giải nhiệt cho cơ thể, giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng.

Điều gì xảy ra khi bạn dùng thức ăn cay nóng? - Báo Cần Thơ Online

Capsaicin trong quả ớt là hoạt chất gây đỏ và nóng, có thể kích thích cảm giác bốc hỏa và làm đau dạ dày.

5. Thực phẩm giàu chất béo

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là những thành phần chất béo “xấu”, được tìm thấy nhiều trong thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, nội tạng động vật… Hai chất béo này có thể làm tăng cholesterol và gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày bạn nên tiêu thụ 25 – 35% lượng chất béo, trong đó cần đảm bảo lượng chất béo “xấu” dung nạp chỉ dưới 7% tổng lượng calo hàng ngày.

6. Thực phẩm nhiều đường

Trong thời kỳ mãn kinh, sự thay đổi liên tục của các hormone nội tiết tố có thể khiến cơ thể nhạy cảm với insulin hay còn gọi là kháng insulin. Hậu quả của kháng insulin là làm lượng đường huyết trong máu tăng cao – tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu trên 150.000 phụ nữ mãn kinh cho thấy, 18% các cơn nóng bừng và đổ mồ hôi ban đêm xuất hiện ở phụ nữ bị tiểu đường.

7. Cần giảm muối

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc hấp thụ natri (thành phần chính của muối ăn) là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe phụ nữ như: Tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, đau tim, cao huyết áp… Đặc biệt, khi phụ nữ trung niên ăn thức ăn có nhiều muối sẽ làm cơ thể dễ mất nước, từ đó kích thích các triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh như: đau đầu, bốc hỏa, đỏ bừng mặt, đổ mồ hôi đêm,…

Muối epsom liệu có an toàn để sử dụng ngừa táo bón?

WHO khuyến nghị mỗi người nên dùng tối đa 5g muối/ngày

Bổ sung tinh chất quý từ thiên nhiên hỗ trợ cải thiện chứng bốc hỏa ở phụ nữ

Trên thực tế, nguyên căn chính gây ra cơn bốc hỏa ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh là do sự suy yếu của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng làm ảnh hưởng đến sự trồi sụt của bộ 3 nội tiết tố nữ. Từ đó, gây ra các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, khiến phụ nữ suy giảm toàn diện ở tuổi trung niên.

Bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ phát hiện loại thảo dược chuyên biệt dành cho “hệ trục vàng” là Lepidium Meyenii (có trong Nước Sâm Maca và Thảo mộc) với thành phần dinh dưỡng đa dạng, đặc biệt là nhiều Sterol quý có khả năng giúp hệ trục hoạt động nhịp nhàng, từ đó cân chỉnh nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể, giúp giải quyết chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi, căng thẳng, mất ngủ… an toàn và hiệu quả. Đây được xem là biện pháp “trúng đích” hỗ trợ khắc phục những trục trặc do thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh gây ra, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, tăng cường sức khỏe tim mạch và xương khớp.

Nghiên cứu chứng minh, Sâm Maca có thể giúp cải thiện tình trạng bốc hỏa đến 63% và 52% chứng rối loạn mất ngủ chỉ sau 2 tháng sử dụng.

Ngoài Lepidium Meyenii, tinh chất P. Leucotomos được bổ sung trong Nước Sâm Maca Thảo Mộc còn được xem là “bảo bối” chống nắng từ bên trong, bảo vệ và tái tạo cấu trúc nền của da, giúp làn da trở nên sáng mịn, giảm thiểu sự hình thành nếp nhăn do tuổi tác. Vì vậy, Nước Sâm Maca Và Thảo Mộc chính là chìa khóa giúp chị em luôn tự tin rạng ngời.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc mắc “Ăn gì để giảm bốc hỏa”. Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, chị em nên tập thể dục thường xuyên kết hợp uống 2 gói Nước Sâm Maca mỗi ngày để “hệ trục vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng hoạt động một cách tối ưu, góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống và sắc đẹp của chính mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0922685699
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon