MÃN KINH LÀ GÌ? TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Rate this post
Lo lắng, trăn trở, bất an là tâm lý chung của chị em khi nhắc đến mãn kinh, đặc biệt là khi cơ thể ngày càng tỏ ra “khó tính, khó chiều chuộng” hơn. Nhưng! Mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, không sớm thì muộn ai cũng phải trải qua. Việc phụ nữ cần thiết nhất bây giờ là bình tĩnh, theo dõi hết bài chia sẻ dưới đây từ các chuyên gia để có những thông tin chính xác nhất về mãn kinh và nhờ đó, học được “bí thuật” vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng.

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là gì? Đây là giai đoạn biến chuyển lớn trong sức khỏe sinh lý của người phụ nữ (lần thứ nhất xảy ra ở khi dậy thì), xảy ra do sự suy giảm chức năng của buồng trứng, buồng trứng ngừng hoạt động hoàn toàn, không còn rụng trứng và ngưng sản xuất các loại nội tiết. Điều này đồng nghĩa với việc ngưng hành kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước khi ngưng hành kinh hẳn, chu kỳ của phụ nữ có thể dài ra hay ngắn lại cùng với lượng máu kinh thay đổi. Do đó, khó xác định chính xác thời điểm buồng trứng ngưng hoạt động hoàn toàn, và mãn kinh được quy ước là người phụ nữ không hành kinh trên 1 năm liên tục.

Cách giảm bớt triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh

Mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, bất cứ người phụ nữ nào cũng đều phải trải qua

Giai đoạn mãn kinh

Mãn kinh được diễn tiến dần theo tuổi tác và thường trải qua 2 giai đoạn:

– Tiền mãn kinh: Thường xảy ra ở độ tuổi từ 42-50 và có thể kéo dài 5-10 năm tùy từng người, do chức năng buồng trứng dần suy giảm, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

– Mãn kinh: Thường diễn ra ở độ tuổi 50-55, lúc này buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và dẫn đến kinh nguyệt mất hẳn.

– Mãn kinh sớm: Là mãn kinh trước 40 tuổi, lúc này người phụ nữ gần như không còn khả năng mang thai tự nhiên được nữa, có thể do không còn nang noãn chín hoặc noãn không thể phóng được (không rụng trứng). Thông thường, mãn kinh sớm xảy ra ở những phụ nữ thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia, hóa trị xạ trị điều trị bệnh, phẫu thuật cắt bỏ tử cung, cắt bỏ 1 bên buồng trứng…

– Mãn kinh muộn: Là thời kỳ mãn kinh xảy ra sau 55 tuổi, tuy nhiên trường hợp này ít gặp hơn.

Thời kỳ tiền mãn kinh có triệu chứng gì?

Bước vào thời kỳ mãn kinh, hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng sẽ suy giảm dần và dẫn đến xáo trộn bộ 3 nội tiết tố quan trọng Estrogen, Progesterone và Testosterone, người phụ nữ phải đối mặt hàng loạt vấn đề về thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể các triệu chứng nhận biết của thời kỳ mãn kinh là:

1. Rối loạn kinh nguyệt:

Đây là triệu chứng dễ dàng nhận thấy đầu tiên của thời kỳ mãn kinh, chị em bắt đầu bị thay đổi về chu kỳ kinh, thời gian hành kinh và lượng máu ra kinh. Theo thống kê, có khoảng 80% phụ nữ trên 30 tuổi thường xuyên phải trải qua trình trạng rối loạn kinh nguyệt như: vòng kinh không đều, quá ngắn dưới 25 ngày hoặc quá dài trên 35 ngày, lượng máu mất đi quá nhiều, số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, không ổn định ở mỗi tháng và chu kỳ kinh trở nên thưa hơn (2 tháng hoặc hơn 3 tháng mới thấy kinh), thậm chí mất kinh trong thời gian dài.

Chuyên gia Lưu Thị Hồng chia sẻ, theo thời gian, hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy yếu và bộ 3 nội tiết tố nữ bất ổn khiến trứng không trưởng thành, dẫn tới kinh nguyệt không xuất hiện mặc dù nội tiết Estrogen vẫn được sản xuất, nhưng cơ thể không nhận đủ Progesterone để cân bằng ảnh hưởng của Estrogen; hoặc cả Progesterone và Estrogen đều giảm thấp…Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ mãn kinh.

Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng thường thấy ở những người bước vào thời kỳ mãn kinh

2. Khô âm đạo

Khô âm đạo là hiện tượng âm đạo giảm hoặc mất khả năng tiết ra dịch nhờn để bôi trơn khi quan hệ. Khô âm đạo khiến chị em cảm thấy như một cực hình mỗi khi gần gũi chồng vì cảm giác đau rát, ngứa ngáy, trầy xước và không có ham muốn tình dục. Không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý mà tình trạng “khô hạn” kéo dài còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương thực thể và tăng nguy cơ trầm cảm.

3. Bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm

Theo thống kê, có đến 75% phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh phải  “chịu đựng” những cơn bốc hỏa thất thường. Ở tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh, phụ nữ thường có cảm giác nóng đột ngột như có luồng khí nóng từ phía trên cơ thể bốc lên cổ rồi lên mặt sau đó, lan tỏa khắp người khi cơn bốc hỏa đi qua sẽ có cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi và uể oải do mồ hôi thoát ra nhiều rồi khô đi làm da mất nhiều nhiệt lượng.

Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30 giây đến 30 phút và chị em phải trải qua các cơn bốc hỏa như thế kéo dài trong 2-5 năm và thậm chí 10 năm.

Các cơn bốc hỏa xảy ra đột ngột vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng thường xuất hiện vào ban đêm khiến chị em giật mình thức giấc và rất khó ngủ lại.

Hiểu về triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh

Có đến 75% phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh phải chịu “chịu đựng” những cơn bốc hỏa thất thường

4.  Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ và khó tập trung

Rối loạn giấc ngủ gồm khó đi vào giấc ngủ (lên giường 30 phút nhưng vẫn không ngủ được); giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn: ngủ không sâu, nửa đêm thức dậy nhiều lần; thức dậy quá sớm khoảng 2-3 giờ và không ngủ lại được.

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở thời kỳ mãn kinh như:

– Estrogen và Progesterone là hai hormone góp phần thúc đẩy giấc ngủ ngon, khi bước vào giai đoạn mãn kinh nồng độ hai hormone này suy giảm và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

– Những cơn bốc hỏa và tình trạng đổ mồ hôi trong đêm làm quần áo ướt đẫm khiến bạn tỉnh giấc và khó ngủ lại.

– Tình trạng trầm cảm và lo lắng làm cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể và khó tập trung từ đó làm giảm năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

5. Cơ thể chậm chuyển hóa và tăng cân

Có đến 2/3 phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh bị thừa cân. Nguyên nhân là do nồng độ Estrogen giảm, từ đó khiến việc chất béo sẽ chuyển đến vùng eo, đùi, bụng để lưu trữ. Ngoài ra, khi nồng độ Estrogen giảm, cơ thể có xu hướng lưu trữ nhiều chất béo hơn, đồng thời làm chậm khả năng đốt cháy chất béo của quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Tăng cân quá mức và không được kiểm soát ở thời kỳ mãn kinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, các bệnh về đường hô hấp, cao huyết áp, ung thư vú, ung thư cổ tử cung…

6. Lo âu, trầm cảm, thay đổi tính nết

Ở độ tuổi này các cảm xúc tiêu cực luôn tìm cách “tấn công” như lo lắng, sợ hãi, căng thẳng thần kinh và thường kèm theo hồi hộp, đau ngực, khó thở. Ngoài ra, thời kỳ mãn kinh, chị em cũng dễ bị trầm cảm, tỏ ra thờ ơ với những hoạt động thường ngày, thích sống cô lập và thay đổi tính cách khó hiểu, đột ngột. (1)

ĐAU ĐẦU DO CĂNG THẲNG - Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare

Lo âu, trầm cảm là vấn đề dễ gặp phải ở những phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh

7. Đau đầu, giảm trí nhớ

Giai đoạn mãn kinh những cơn đau đầu sẽ “ghé thăm” thường xuyên hơn, cơn đau đầu dữ dội có thể kéo dài 4-72 giờ. Đôi khi còn kèm buồn nôn, chóng mặt, nhìn mờ.

Trí nhớ trong thời kỳ mãn kinh cũng suy giảm đáng kể. Cộng thêm chứng mất ngủ khiến bạn mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ. Nhiều người có thể nhớ rất rõ chuyện cũ nhưng lại không thể nhớ những chuyện vừa mới xảy ra, quên tên người mới quen, quên nơi để chìa khóa…

8. Rụng tóc

Thời kỳ mãn kinh, chị em phải “xót xa” khi nhìn mái tóc ngày càng mỏng dần, mỏng dần. Móng tay cũng trở nên giòn, bề mặt móng gồ ghề và dễ gãy hơn. Ngoài ra, thời kỳ này làn da trở nên khô ráp hơn khiến da đầu có thể bị khô và dễ rụng tóc hơn.

Các chuyên gia lý giải nguyên nhân gây rụng tóc mãn kinh là do nồng độ estrogen và progesterone suy giảm – đây là hai hormone có “trọng trách” duy trì mái tóc khỏe mạnh. Khi nồng độ của hai loại hormone này suy giảm, mái tóc khỏe mạnh sẽ không được duy trì

9. Giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh chị em sẽ ít hoặc không còn nghĩ đến “chuyện ấy”, thậm chí còn có cảm giác sợ hãi mỗi khi gần chồng hoặc khó đạt được khoái cảm.

Có nhiều nguyên nhân khiến chị em giảm ham muốn nhưng chủ yếu là do sự sụt giảm nội tiết tố Estrogen khiến các mô ở âm đạo mất chất bôi trơn và độ đàn hồi, làm cho thành âm đạo trở nên mỏng, khô, dễ rách và kém linh hoạt. Từ đó, chị em không có ham muốn tình dục, mỗi lần làm “chuyện ấy” cảm thấy đau rát, thậm chí sợ hãi.

Không còn ham muốn tình dục, hãy tìm hiểu 10 căn nguyên

Đa phần phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ giảm ham muốn tình dục và khó đạt được khoái cảm khi quan hệ

10. Giảm khả năng sinh sản

Hoạt động của hệ trục suy giảm khiến các tín hiệu truyền từ Não bộ đến Tuyến yên và Buồng trứng giảm hiệu quả. Đồng thời, chất lượng trứng suy giảm và dự trữ buồng trứng không còn cũng là những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai thành công. Ước tính sau 30 tuổi, mỗi năm phụ nữ sẽ giảm 3-5% khả năng mang thai.

Đặc biệt, ở độ tuổi này do các nang noãn có sự biến đổi về yếu tố di truyền nên khả năng cao sinh con ra sẽ bị rối loạn di truyền, đặc biệt là trẻ bị hội chứng Down. Do đó, các bác sĩ khuyến khích chị em phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi trẻ hơn, để các bé giảm nguy cơ mắc rối loạn di truyền, đồng thời sức khỏe người mẹ cũng hồi phục tốt hơn so với sinh con lúc lớn tuổi và tốt nhất nên dùng các biện pháp tránh thai hiệu quả.

11. Thay đổi nồng độ cholesterol

Sự xáo trộn của các nội tiết tố dẫn đến nguy cơ rối loạn lipid máu, thay đổi nồng độ cholesterol trong máu. Điều này làm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) hay còn gọi là cholesterol tốt giảm, đồng thời làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) được gọi là cholesterol xấu góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não…

12. Đau nhức xương, loãng xương

Nội tiết tố Estrogen cũng đảm nhiệm vai trò bảo vệ xương. Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ Estrogen sụt giảm khiến mật độ xương mất nhanh hơn, gia tăng nguy loãng xương khiến xương giòn, dễ gãy… với biểu hiện rõ nhất là cảm giác đau, cứng ở các khớp và cột sống.

10 Cách Trị Đau Nhức Xương Khớp Tại Nhà - Giảm Đau Hiệu Quả

Nồng độ Estrogen sụt giảm khiến mật độ xương mất nhanh hơn và gia tăng nguy loãng xương khiến xương giòn, dễ gãy

13. Da khô, xuất hiện nhiều nếp nhăn

Sự suy giảm hoạt động của hệ trục khiến nội tiết tố bị xáo trộn. Thêm vào đó là sự hư tổn cấu trúc nền của da theo tuổi tác và ảnh hưởng từ các tác nhân từ bên ngoài như tia UV, khói bụi, hóa chất, mỹ phẩm… liên tục tấn công và tích tụ theo thời gian khiến các Protein dạng sợi như Collagen và Elastin bị đứt gãy, giảm khả năng giữ nước từ đó khiến làn da ngày càng đi xuống rõ rệt. Làn da trở nên khô sạm, xuất hiện nếp nhăn, sạm nám và xỉn màu

Nguyên nhân mãn kinh

Nắm được nguyên nhân gây mãn kinh là tiền đề quan trọng để cải thiện các triệu chứng khó chịu do thời kỳ này đem lại, cụ thể:

1. Hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động là nguyên nhân chính dẫn đến mãn kinh

Chuyên gia Lưu Thị Hồng chia sẻ, Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng là hệ trục thần kinh – nội tiết quan trọng hàng đầu của phụ nữ, giữ vai trò chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố chính cho cơ thể phụ nữ, trong đó có bộ 3 nội tiết tố quan trọng nhất là Estrogen, Progesterone và Testosterone.

Ở tuổi dậy thì, “hệ trục vàng” giúp cơ thể của các bé gái phát triển với những đặc trưng riêng của giới tính nữ (ngực nở, eo thon, hông rộng, làn da mềm mại) và hoàn thiện bộ máy sinh sản để thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ sau này. Ở độ tuổi sinh sản, sự phối hợp hoạt động của “hệ trục vàng” trở nên nhịp nhàng và đều đặn giúp chị em đạt đến đỉnh cao của sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý.

Tuy nhiên, từ tuổi 30 – 35, hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng bắt đầu suy giảm dần kéo theo hàng loạt bất ổn, các cơn “giông bão” ập đến trên cả 3 khía cạnh: sức khỏe, sắc đẹp và đặc biệt là đời sống sinh lý.

Ngoài ra, thời kỳ mãn kinh “gõ cửa” sớm có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:

2. Cắt bỏ buồng trứng

Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng để cải thiện u nang hoặc ung thư buồng trứng là một trong những nguyên nhân gây mãn kinh sớm. Chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ dừng lại ngay sau khi thực hiện phẫu thuật này và xuất hiện sớm các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục.

Ngoài ra, một số phương pháp cải thiện ung thư như hóa trị hoặc xạ trị vùng chậu cũng có thể làm ảnh hưởng đến buồng trứng và gây rối loạn kinh nguyệt. Khả năng mãn kinh sớm có thể xảy ra nếu người bệnh phải chịu hóa trị, xạ trị nhiều lần.

3.  Suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm là tình trạng xảy ra khi buồng trứng ngưng hoạt động dù bạn đang ở độ tuổi khoảng 40. Suy buồng trứng sớm có thể là do buồng trứng không sản xuất được lượng hormone sinh sản bình thường (suy buồng trứng nguyên phát), hoặc có thể xuất phát từ các yếu tố di truyền hoặc bệnh tự miễn dịch.

Suy buồng trứng sớm là một trong những nguyên nhân gây mãn kinh sớm, từ đó chất lượng đời sống tình dục suy giảm, các nội tiết tố bị rối loạn gây mất cân bằng cơ thể, góp phần tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng.

Các nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm | Vinmec

Tình trạng suy buồng trứng sớm đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn

4. Di truyền

Tiến sĩ Howard Zacur, trường khoa nội tiết sinh sản và vô sinh tại Trường Y Johns Hopkins cho biết, mãn kinh sớm cũng có khả năng di truyền. Tuổi mãn kinh của mẹ và các dì (chị hoặc em gái của mẹ) là cơ sở để dự đoán tuổi mãn kinh của chính mình. Nếu mẹ bạn bắt đầu thời kỳ mãn kinh sớm ở tuổi 40 thì bạn cũng có nhiều khả năng mãn kinh sớm. Tuy nhiên, gen di truyền chỉ đóng góp 50% nguyên nhân, 50% nguyên nhân mãn kinh sớm có thể do bệnh lý hoặc do chính lối sống và sinh hoạt thường ngày của bạn.

5. Lối sống

Theo nhiều nghiên cứu, hút thuốc lâu dài và thường xuyên ảnh hưởng đến nội tiết Estrogen, từ đó gây mãn kinh sớm. Theo Mayo Clinic (Mỹ), những phụ nữ hút thuốc có thể bắt đầu thời kỳ mãn kinh sớm hơn 1 – 2 năm so với những phụ nữ không hút thuốc.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn thiếu cân đối, lười vận động và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể gây mãn kinh sớm.

6. Khiếm khuyết nhiễm sắc thể

Một số dị tật nhiễm sắc thể cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mãn kinh sớm ví dụ như hội chứng Turner. Người mắc phải hội chứng Turner thường có buồng trứng phát triển không bình thường và không hoạt động đúng theo quy trình tự nhiên. Điều này là nguyên nhân gây mãn kinh sớm.

7. Động kinh

Động kinh là một chứng rối loạn co giật bắt nguồn từ não bộ. Người bị động kinh có nhiều khả năng bị suy buồng trứng nguyên phát và dẫn đến mãn kinh. Nghiên cứu trên website Epilepsia đã chỉ ra rằng trong một nhóm phụ nữ bị động kinh, khoảng 14% gặp chứng mãn kinh sớm.

8. Bệnh tự miễn

Cũng giống như bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp, mãn kinh sớm cũng có thể là một triệu chứng của bệnh tự miễn. Cụ thể, trong các bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch hiểu nhầm một phần của cơ thể là “kẻ xấu” và tấn công nó. Tình trạng viêm gây ra một số bệnh tự miễn và ảnh hưởng đến chức năng buồng  trứng là nguyên nhân mãn kinh sớm.(2)

Bệnh tự miễn có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu! - Bệnh học 4 phương

Bệnh tự miễn là một trong những yếu tố thúc đẩy mãn kinh diễn ra sớm hơn

Chẩn đoán mãn kinh

Quá trình mãn kinh là một sự chuyển đổi diễn ra dần dần, do đó, không có thử  nghiệm đơn lẻ nào xác định chính xác được người phụ nữ đang trong quá trình này hay không. Các bác sĩ sẽ xem xét trên nhiều phương diện, thông tin gồm tuổi tác, lịch sử kinh nguyệt hay những triệu chứng và sự thay đổi trên cơ thể mà người phụ nữ đang trải qua. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:

– Định lượng nội tiết buồng trứng và tuyến yên: Nếu FSH ≥ 40 mIU/ml và Estradiol thấp, khoảng dưới 50 pg/l chứng tỏ người phụ nữ ấy đã mãn kinh.

– Hormone kích thích tuyến giáp (TSH), do tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), nếu chỉ số dưới 0.4 mlU/L có thể người phụ nữ ấy đang trong giai đoạn mãn kinh.

Tuy nhiên, các xét nghiệm hormone thường không được chỉ định trong trường hợp mãn kinh sinh lý, chỉ được chỉ định khi cắt tử cung, buồng trứng hoặc để chẩn đoán mãn kinh sớm.

Phương pháp điều trị mãn kinh hiệu quả

Có người trải qua thời kỳ mãn kinh rất nhẹ nhàng và êm dịu nhưng một số người lại phải “gồng mình” chịu đựng hàng loạt triệu chứng khó chịu của rối loạn mãn kinh. Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng để khắc phục những rắc rối mà mỗi chị em phải trải qua, cụ thể:

1. Liệu pháp hormone thay thế

Thông thường, liệu pháp hormone thay thế giúp điều trị và giảm các cơn bốc hỏa. Liệu pháp này tùy thuộc vào tình trạng cá nhân, tiền sử gia đình mà bác sĩ sẽ dùng loại Estrogen nào và liều lượng ra sao để cải thiện các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, ngăn ngừa loãng xương. Tuy nhiên, việc sử dụng liệu pháp hormone trong thời gian dài có thể mắc một số nguy cơ về tim mạch, ung thư vú…

Đặc biệt, khi sử dụng liệu pháp hormone chị em phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng vì có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc phổi, thuyên tắc não và gây tử vong đột ngột.

Khi đang uống thuốc, nên tuyệt đối tránh xa những loại nước này | Trung Tâm Y tế Quận 6

Liệu pháp hormone thay thế giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh

2. Thuốc bôi âm đạo

Thuốc bôi có thể giảm khô âm đạo, tránh khó chịu và rách, chảy máu khi quan hệ và những triệu chứng về tiết niệu. Thuốc ở dạng gel, viên hoặc vòng đặt âm đạo, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, tránh lạm dụng để hạn chế các rủi ro cho sức khỏe.

3. Sử dụng một số thuốc đặc trị

Nếu tình trạng rối loạn nội tiết không quá nặng hoặc người bệnh không thể dùng liệu pháp hormone thay thế, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc đặc trị triệu chứng của mãn kinh như thuốc chống trầm cảm liều thấp, ví dụ như Serotonin là nhóm thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc (SSRIs) giúp giảm cơn bốc hỏa hoặc thuốc điều trị loãng xương, thuốc cải thiện mọc tóc…

Bên cạnh đó, các loại thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin  (SSRIs), ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRIs), và gabapentin đã được chứng minh là có khả năng làm giảm các cơn bốc hỏa. Ngoài ra, paroxetine có thể được sử dụng đặc hiệu cho triệu chứng bốc hỏa.

Tinh chất dưỡng da: Thành phần hoạt tính, lợi ích | Vinmec

Một số thuốc đặc trị giúp giảm cơn bốc hỏa và cải thiện nhiều triệu chứng của mãn kinh khác

4. Thuốc để điều trị và ngăn ngừa loãng xương

Sử dụng các loại thuốc có chứa vitamin D và canxi để điều trị và phòng ngừa tình trạng loãng xương ở phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Tuy nhiên, cần sử dụng vitamin D theo đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ.

Các chuyên gia cảnh báo!

Việc sử dụng các loại thuốc cải thiện triệu chứng hoặc trì hoãn tuổi mãn kinh mà không có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ dễ khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: ung thư vú, gây huyết khối ở phổi và ruột… Điều đáng nói, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng có thể gây hiểu nhầm cơ thể đã đủ nội tiết tố, từ đó giảm sản xuất nội tiết nội sinh và làm tê liệt chức năng thần kinh.

Chuyên gia Lê Thúy Tươi

Biện pháp khắc phục và phòng ngừa rối loạn mãn kinh tại nhà

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ rõ, cứ mãn kinh chậm hơn một năm thì người phụ nữ có thể giảm nguy cơ tử vong 2%. Do đó, việc chủ động phòng ngừa mãn kinh bằng cách duy trì lối sống lành mạnh không chỉ giúp phụ nữ kéo dài tuổi thanh xuân, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn cải thiện các triệu chứng khó chịu của những chị em bước vào thời kỳ mãn kinh. Cụ thể:

1. Tránh stress, căng thẳng

Khi stress/ căng thẳng khiến cơ thể giải phóng các hormone gây ra các triệu chứng mãn kinh khó chịu. Ngoài ra, điều này còn làm ức chế miễn dịch, gây ra trầm cảm và lo âu, dễ dẫn đến béo phì và bệnh tim.

2. Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên giúp giải phóng nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể, giúp bạn luôn giữ tinh thần thoải mái và cân nặng hợp lý. Ngoài ra, tập thể dục còn có thể cải thiện các triệu chứng như: nóng bừng, giảm khí sắc, giảm các cơn đau mãn tính, chống loãng xương và các bệnh về tim mạch. Bạn có thể đi bộ 10-15 phút sau mỗi bữa ăn hoặc tham gia các lớp yoga, thiền.

150 phút tập thể dục mỗi tuần tốt cho tim, gan và não như...

Tập thể dục, thể thao đều đặn giúp giải phóng năng lượng dư thừa, giúp bạn luôn giữ tinh thần thoải mái và xoa dịu các triệu chứng khó chịu thời kỳ mãn kinh

3. Tập thói quen ngủ sớm

Ngủ sớm, đủ giấc và đúng giờ giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng. Cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm trong ngày, ngay cả cuối tuần. Tránh dùng các chất kích thích như caffeine, rượu hay các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi) trước khi đi ngủ. Bạn có thể tắm vòi sen hoặc bồn tắm bằng nước ấm để có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Những trường hợp bước vào giai đoạn mãn kinh, bạn có thể gặp những cơn bốc hỏa, nóng bừng vào ban đêm. Do đó, hãy giữ cho nhiệt độ phòng của bạn mát mẻ, phù hợp với sự dao động nhiệt độ tự nhiên của cơ thể vào ban đêm. Nhiệt độ lý tưởng cho một giấc ngủ ngon là từ 20-25 độ C.

4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Để cải thiện và phòng ngừa rối loạn mãn kinh, chị em nên tăng cường chất đạm (thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu…), axit béo omega-3 (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích), chất xơ (có trong các loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…), và canxi (sữa không đường tách béo, các loại đậu, động vật có vỏ, trứng…) vào trong thực đơn hàng ngày.

Hướng dẫn cách ăn uống khoa học hiệu quả giúp bạn khoẻ mạnh - Blog bảo hiểm cho mọi nhà

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học là cách cải thiện và phòng ngừa rối loạn mãn kinh

Duy trì hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng bằng dưỡng chất thiên nhiên

Chuyên gia Lưu Thị Hồng chia sẻ, thực tế cho thấy, nếu chị em có được bí quyết chăm sóc nhan sắc, sức khỏe và sinh lý từ sớm, các triệu chứng tiền mãn kinh có thể chỉ diễn ra nhẹ nhàng mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống của chị em độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh.

Do đó, ngoài giữ tinh thần thoải mái, tập luyện thể thao thường xuyên, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, việc bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên là điều cần thiết, các dưỡng chất có khả năng tác động lên hệ trục vàng Não Bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, từ đó giúp cân chỉnh nội tiết tố trong cơ thể và giúp chị em bước qua giai đoạn tuổi giao mùa này một cách nhẹ nhàng.

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra thảo dược quý Lepidium Meyenii và P. Leucotomos (có trong Nước Sâm Maca và Thảo mộc) có khả năng tác động tích cực lên Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, giúp khôi phục cơ chế ra mệnh lệnh – phản hồi ngược để đáp ứng đúng, đủ nồng độ các hormone trong cơ thể, nhờ đó hỗ trợ khắc phục hiệu quả hầu hết các triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh như bốc hỏa, khô âm đạo, giảm ham muốn, đổ mồ hôi ban đêm, cáu gắt, mất ngủ, trầm cảm và cải thiện các bệnh lý về tim mạch, đau nhức xương khớp, giảm cholesterol và ổn định huyết áp. Nhờ đó, chị em bước qua giai đoạn giông bão này một cách nhẹ nhàng, duy trì sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý viên mãn dài lâu.

Đồng thời, thảo dược P. Leucotomos tác động vào cấu trúc nền của làn da, giúp da căng sáng mềm mịn, tăng cường độ ẩm, chống lại tác hại tia UV, làm đẹp da để phái đẹp luôn tự tin rạng ngời.

Sản phẩm Nước Sâm Maca và Thảo mộc chứa trọn vẹn các tinh chất của thảo dược quý Lepidium Meyenii và P. Leucotomos, đã được bệnh viện Phụ sản Trung ương nghiên cứu khoa học về mức hiệu quả, độ an toàn cao cho phụ nữ Việt Nam.

Cụ thể, qua nghiên cứu cho thấy, Nước Sâm Maca và Thảo mộc giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu của giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh như bốc hỏa, tiểu đêm, khô âm đạo, khó ngủ, đau đầu… chỉ sau 4 – 8 tuần sử dụng. Sản phẩm được hàng triệu phụ nữ Việt tin chọn là giải pháp tăng cường sức khỏe, duy trì thanh xuân và đời sống hôn nhân viên mãn một cách an toàn và hiệu quả.

Nước Sâm Maca và Thảo mộc tăng cường sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ, đã được kiểm chứng hiệu quả và an toàn cho người sử dụng

Giải đáp một số thắc mắc khác

1. Phụ nữ mãn kinh có còn ham muốn không?

Mãn kinh ảnh hưởng lớn đến ham muốn và đời sống tình dục, từ việc estrogen giảm thấp làm âm đạo khô và đau rát, trầy xước khi quan hệ, đến sự sụt giảm testosterone vốn là hormone duy trì cảm hứng tình dục và cảm xúc vui vẻ.

Ở độ tuổi mãn kinh có thể giảm ham muốn tình dục, mất thời gian lâu hơn để kích thích tình dục hoặc mất thời gian lâu hơn để đạt cực khoái, điều này xuất phát từ nhiều lý do bao gồm cả mãn kinh và áp lực cuộc sống. Do đó, có nhiều trường hợp phụ nữ chưa mãn kinh đã hết nhu cầu nhưng cũng có phụ nữ trên 50 tuổi vẫn có nhu cầu tình dục cao.

Sinh hoạt tình dục thường xuyên khi mãn kinh giúp cho âm đạo giữ được độ co giãn, cải thiện tâm trạng và các triệu chứng khó chịu thời kỳ mãn kinh.

2. Phụ nữ mãn kinh có thể mang thai và sinh con không?

Khi mãn kinh, buồng trứng mất khả năng sản sinh ra trứng, do đó gần như không còn khả năng mang thai tự nhiên nữa. Tuy nhiên, chị em vẫn nên sử dụng các biện pháp quan hệ an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, thậm chí là HIV.

3. Triệu chứng mãn kinh kéo dài trong bao lâu?

Nếu bạn không có kinh nguyệt trong vòng 12 tháng thì bạn đã đến thời kỳ mãn kinh. Triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh kéo dài bao lâu là tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Khoảng thời gian trước khi mãn kinh (tiền mãn kinh) kéo dài từ 1 đến 10 năm, trong thời gian này, mức độ các hormone như Estrogen và Progesterone thay đổi liên tục theo từng tháng với các triệu chứng mãn kinh ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

(*) Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào thể trạng của từng người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0922685699
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon