KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU RA MÁU ĐEN: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Rate this post
Kinh nguyệt không đều ra máu đen là nỗi lo lắng của nhiều chị em bởi đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh phụ khoa, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vậy nguyên nhân của tình trạng là do đâu và phụ nữ phải làm gì để phòng tránh, điều trị?
Kinh nguyệt không đều là gì?

Phụ nữ sau khi dậy thì, trừ giai đoạn mang thai, sẽ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 – 32 ngày và hành kinh trong 3 – 5 ngày. Mỗi phụ nữ sẽ có từ 11 – 13 chu kỳ kinh nguyệt mỗi năm và thời gian giữa các chu kỳ cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Máu kinh tiết ra thông thường sẽ ở mức 60 – 80ml và có màu đỏ tươi, lượng máu sẽ giảm dần và đậm màu hơn vào cuối chu kỳ.

Kinh nguyệt không đều là tình trạng chu kỳ kinh thay đổi thất thường hay số ngày hành kinh dài hoặc ngắn hơn bình thường. Máu kinh quá nhiều hoặc quá ít, mùi khó chịu và có màu sắc kỳ lạ như màu cam, xám, nâu đen, đen,… Đây là những dấu hiệu bất thường mà chị em cần lưu ý.

Kinh nguyệt không đều ra máu đen có nguy hiểm không?

Nếu như ở cuối chu kỳ, phụ nữ gặp tình trạng máu kinh có màu nâu đen thì có thể không cần quá lo lắng, bởi giai đoạn này máu xuất ra ít dần nên sẽ cần nhiều thời gian hơn để máu kinh đi ra khỏi cơ thể. Máu kinh ở lại trong tử cung sau vài ngày sẽ dần sẫm màu hơn do trải qua quá trình oxy hóa.

Tuy nhiên, nếu tình trạng kinh nguyệt không đều và có màu đen kéo dài hơn 2 ngày có thể là biểu hiện của việc máu kinh bị chặn lại do nhiều nguyên nhân bệnh lý, khiến máu bị tích tụ lại ở tử cung trong thời gian dài. Phụ nữ nếu phát hiện kinh nguyệt màu đen đi kèm với mùi hôi khó chịu, đau, ngứa vùng kín, hay đau bụng dữ dội trong thời gian hành kinh,… thì nên sớm thực hiện các biện pháp kiểm tra sức khỏe vùng kín.

Rối loạn kinh nguyệt ra máu đen có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, như polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, các bệnh lây qua đường tình dục… Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh dục nữ và có nguy cơ gây vô sinh nếu không được chữa trị kịp thời.

Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều - Nhà thuốc FPT Long Châu

Phụ nữ cần cẩn thận trước tình trạng máu kinh có màu đen

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều có màu nâu đen

Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến cho kinh nguyệt bất thường và có màu đen:

1. Bộ phận sinh dục gấp khúc

Trong vài trường hợp, tử cung của phụ nữ có cấu trúc gấp khúc hơn so với bình thường, gây khó khăn cho sự lưu thông của máu kinh. Chị em gặp phải tình trạng này có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, máu bị tích tụ lại trong tử cung lâu ngày sẽ chuyển thành màu nâu đen.

2. Mắc một số bệnh phụ khoa

Tình trạng kinh nguyệt không đều và có màu nâu đen có thể xảy ra do những bệnh lý tại vùng kín:

  • Các bệnh lây qua đường tình dục (STIs): tình trạng này có thể làm biến chất máu kinh, khiến máu có màu đen, đi kèm với những biểu hiện như biểu hiện như ngứa ngáy, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, dịch âm đạo vón cục, có mùi khó chịu,…
  • Polyp tử cung: hiện tượng tăng sinh tế bào nội mạc tử cung gây xuất hiện polyp là khối u ở buồng tử cung, có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, rong kinh và làm máu có màu nâu đen. Các hạt polyp cũng dễ xuất huyết, gây hiện tượng chảy máu giữa chu kỳ.
  • Lạc nội mạc tử cung (Adenomyosis): tình trạng các mô giống với niêm mạc tử cung phát triển ở những bộ phận như mô nâng đỡ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng,… làm tăng hoạt động bong tróc niêm mạc tử cung khiến lượng máu trong chu kỳ nhiều hơn bất thường và có thể tắc nghẽn làm máu chuyển sang màu nâu đen.
  • U xơ tử cung: các khối u từ các tế bào cơ trơn khi hình thành quá nhiều và có kích thước lớn trong tử cung có thể ngăn chặn dòng máu kinh, khiến cho máu bị oxy hóa và sẫm màu hơn.

U xơ tử cung

U xơ tử cung có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều ra máu đen

Bên cạnh đó, máu kinh có màu đen cũng có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng âm đạo hoặc gây nhiều bệnh lý phụ khoa khác như viêm lộ tuyến tử cung, viêm nội mạc tử cung, những vấn đề ở vách ngăn âm đạo,…

3. Tiền sử sinh mổ, phẫu thuật,…

Phụ nữ từng sinh con bằng phương pháp sinh mổ hoặc thực hiện những phẫu thuật điều trị các bệnh phụ khoa khác có thể hình thành những rãnh sẹo tại vết mổ, dẫn đến việc máu kinh bị đọng lại tại vết mổ, lâu ngày sẽ khiến máu chuyển sang màu nâu đen.

4. Rối loạn nội tiết tố

Hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng ở nữ giới thực hiện chức năng là sản xuất nội tiết tố, trong đó, Estrogen, Progesterone và Testosterone là những hormone vô cùng quan trọng đối với sinh lý nữ.

Tuổi tác tăng cao hoặc các nguyên nhân bệnh lý, chế độ dinh dưỡng, thức khuya, stress, căng thẳng,… có thể khiến hệ trục này suy yếu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nội tiết tố, khiến cho lượng kinh nguyệt không đều, nhiều hoặc ít hơn bình thường, gây ra tình trạng ứ đọng khiến máu dần sẫm màu hơn.

Bên cạnh đó, giai đoạn mang thai còn có thể gây ra nhiều biến đổi đối với cơ thể và nội tiết tố nữ. Phụ nữ sau sinh nếu gặp tình trạng suy giảm nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến kỳ đèn đỏ, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Hậu quả củakinh nguyệt không đều ra máu đen

Tình trạng kinh nguyệt không đều máu đen hoặc nâu sẽ gây bất lợi cho chị em phụ nữ, ảnh hưởng đến cả tâm trạng và sức khỏe.

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Kinh nguyệt đều đặn thể hiện tình trạng khỏe mạnh của hệ sinh dục nữ, cho thấy hoạt động rụng trứng vẫn đang diễn ra bình thường. Trong khi đó, những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt có thể báo hiệu những bệnh lý ở vùng kín.

Nếu phát hiện những biểu hiện lạ trong màu sắc của máu kinh, mùi hôi, có những cục máu lớn,… nữ giới nên kiểm tra ngay để tránh việc các bệnh trở nặng.

Ngoài ra, máu kinh có màu đen cũng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, đi kèm với các dấu hiệu như dễ mệt mỏi, đau vùng xương chậu, tiểu tiện khó khăn,…

2. Tâm lý bị ảnh hưởng

Kinh nguyệt không đều đi kèm với màu sắc lạ có thể khiến chị em cảm thấy lo lắng, căng thẳng, thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tâm trạng. Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý phái nữ, dễ gây mất ngủ, khó tập trung, uể oải,… ảnh hưởng đến cuộc sống.

Đối phó với stress | Bệnh viện Việt Pháp

Máu đen trong thời gian hành kinh có thể khiến phụ nữ lo lắng, căng thẳng

3. Làm giảm ham muốn ở nữ giới

Kinh nguyệt không đều và có máu đen dù chưa trực tiếp làm giảm ham muốn tình dục của nữ giới nhưng vẫn có thể gây ra nhiều vấn đề khác như: vùng kín không khỏe mạnh và có mùi khó chịu làm giảm sự tự tin; kinh nguyệt không đều đi kèm với trạng thái bất thường của dịch âm đạo có thể làm giảm cảm giác thoải mái khi quan hệ; rối loạn nội tiết tố có thể khiến âm đạo “khô hạn”, gây đau đớn khi quan hệ;… Những vấn đề này nếu kéo dài sẽ làm mất dần hứng thú đối với chuyện ấy.

4. Ngăn chặn quá trình thụ thai

Nếu gặp phải tình trạng ra máu đen kéo dài trong thời gian hành kinh, chị em cần đi khám phụ khoa từ sớm để hạn chế nguy cơ hiếm muộn. Rối loạn kinh nguyệt đi kèm với máu màu nâu đen có thể là biểu hiện của việc quá trình rụng trứng và phóng noãn bị cản trở bởi nhiều nhân tố mà nếu không kịp thời điều trị, có thể gây khó khăn cho quá trình thụ thai.

Cách điều trị hiện tượngkinh nguyệt không đều ra máu màu đen

Hiện nay, nếu bị rối loạn kinh nguyệt đi kèm với máu nâu đen, bạn cần thực hiện các xét nghiệm và thăm khám để phát hiện tình trạng bệnh. Một số biện pháp phổ biến để chẩn đoán hiện nay là kiểm tra tiền sử bệnh, kiểm tra nồng độ nội tiết tố, siêu âm vùng chậu, nội soi tử cung, sinh thiết nội mạc tử cung,…

Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh. Những phương pháp điều trị kinh nguyệt không đều và có màu nâu đen phổ biến hiện nay là:

1. Phương pháp nội khoa

Phương pháp nội khoa là phương pháp mà người bệnh được điều trị bằng thuốc, trong đó các loại phổ biến là:

  • Liệu pháp hormone: dùng trong trường hợp người bệnh bị rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố, đồng thời cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh.
  • Axit tranexamic: thuốc giúp cầm máu trong trường hợp bị rong kinh.
  • Thuốc kháng sinh: nếu người bệnh bị nhiễm trùng âm đạo, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc kháng sinh.
  • Thuốc chủ vận hormone giải phóng Gonadotropin: làm giảm kích thước u xơ tử cung, kiểm soát lượng máu kinh tuy nhiên có tác dụng phụ là làm ngưng kinh tạm thời.

Lưu ý: Người bệnh không được tự ý mua thuốc uống tại nhà mà phải sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng.

Phụ nữ có thai sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không? | Vinmec

Tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh có thể được kê thuốc để điều hòa kinh nguyệt

2. Phương pháp ngoại khoa

Đây là phương pháp điều trị sẽ được tư vấn để phù hợp tình trạng bệnh lý của từng người. Một số tình trạng có thể áp dụng phương pháp này là: phẫu thuật cắt u xơ tử cung; phẫu thuật cắt bỏ tử cung được áp dụng trong trường hợp tử cung bị tổn thương nghiêm trọng; cắt nội mạc tử cung để hạn chế lượng máu trong kỳ kinh nhưng có thể gây khó khăn cho việc thụ thai trong tương lai; thuyên tắc động mạch tử cung để ngăn nguồn cấp máu cho tử cung, hạn chế u xơ tử cung,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0922685699
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon