Những biểu hiện của kinh nguyệt không đều
Trước khi đi tìm đáp án cho vấn đề kinh nguyệt không đều có bị vô sinh không, ta hãy cùng tìm hiểu những biểu hiện bất thường đối với kinh nguyệt mà nữ giới cần lưu ý.
1. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ kéo dài khoảng 28 – 32 ngày và thời gian hành kinh kéo dài từ 3 – 5 ngày. Tùy thuộc vào cơ địa, một số phụ nữ có thể có chu kỳ này ngắn hoặc dài hơn trung bình một vài ngày. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh hoặc thời gian hành kinh thay đổi đột ngột, dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường thì đó là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Ở nữ giới còn có trường hợp vô kinh gồm 2 dạng là vô kinh nguyên phát – chưa có kinh bao giờ, và vô kinh thứ phát – dừng kinh nguyệt trong vòng 6 tháng trở lên. Ngoài ra, việc ra máu giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt cũng là một biểu hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
2. Màu sắc của máu kinh
Ở trạng thái bình thường, trong chu kỳ, ở giai đoạn đầu, màu máu thường khá nhạt do máu tươi có trộn lẫn với dịch âm đạo. Trong giai đoạn giữa của chu kỳ, máu kinh nguyệt sẽ có màu đỏ tươi. Càng về cuối chu kỳ, máu sẽ dần đậm màu hơn và có thể chuyển thành nâu và đen do máu đã ở trong âm đạo lâu nên trải qua quá trình oxy hóa hoặc máu có trộn lẫn với niêm mạc tử cung.
Màu sắc của máu kinh như thế nào là bất thường?
- Màu cam: máu kinh nếu có màu cam có thể là triệu chứng của vùng kín bị nhiễm khuẩn gây viêm âm đạo hoặc do nhiễm trùng roi Trichomonas.
- Màu đỏ lẫn xám: nếu đi kèm với mùi hôi thì khả năng là dấu hiệu của bị nhiễm trùng vùng kín hoặc viêm âm đạo.
- Màu hồng: máu kinh có thể có màu nhạt ở đầu chu kỳ, tuy nhiên tình trạng này nếu liên tục kéo dài thì rất có thể là biểu hiện của sự suy giảm Estrogen hoặc mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang.
Màu sắc của máu kinh cũng có thể báo hiệu những bệnh phụ khoa của nữ giới
3.Trạng thái của máu kinh
Trong những ngày đầu của chu kỳ, bạn có thể gặp tình trạng máu kinh nguyệt vón cục, thường gây ra bởi sự bong tróc của các lớp niêm mạc tử cung và đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu những cục máu đông xuất hiện ngày càng nhiều và hình thành những khối đặc, dày và lớn thì đó có thể là biểu hiện của việc nhiễm trùng hoặc nhiều bệnh phụ khoa khác nhau.
Máu kinh có mùi tanh như cá ươn, hôi, hoặc chua, có thể là do các vi khuẩn ở âm đạo gây nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn âm đạo.
Thông thường, lượng máu kinh nguyệt sẽ ở khoảng 60 – 80ml, tiết ra nhiều vào giữa chu kỳ và ít dần vào cuối chu kỳ. Sự bất thường về lượng máu có thể báo hiệu những bệnh lý tại vùng kín như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, polyp tử cung,…
4.Triệu chứng khác kèm theo khi đến kỳ kinh nguyệt
Trong thời gian hành kinh, phụ nữ có thể gặp các triệu chứng như đau vùng bụng dưới do sự co thắt của các cơ tử cung. Các cơn đau này thường kéo dài từ 2 – 3 ngày rồi giảm dần, kết hợp với sự nhức mỏi ở lưng, đùi và sự kiệt sức của cơ thể.
Tuy nhiên, nếu các cơn đau này quá dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
Bạn cần lưu ý nếu các cơn đau bụng quá dữ dội trong thời gian hành kinh
Mối quan hệ giữa kinh nguyệt và vô sinh
Tìm hiểu về sự liên quan giữa cơ chế của kinh nguyệt và sự hoạt động của các cơ quan trong hệ sinh dục nữ sẽ giúp ta biết được kinh nguyệt không đều có bị vô sinh hay không.
Trong cơ thể, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng chịu trách nhiệm tiết ra các hormone sinh dục nữ, cụ thể là 3 loại hormone chính gồm Estrogen, Progesterone, Testosterone và gây ra hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới.
Não bộ sẽ tiết ra hormone GnRh để tác động lên tuyến yên, kích thích tuyến yên sản sinh ra FSH và LH. Đây là 2 loại hormone giúp kích thích sự phát triển của các nang noãn và dẫn đến quá trình phóng noãn.
Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn nang noãn: FSH và LH từ tuyến yên tác động làm các nang noãn lớn dần lên. khi các nang noãn lớn dần, hormone Estrogen được tiết ra nhiều hơn làm dày lớp nội mạc tử cung, và tăng số lượng mạch máu.
- Giai đoạn phóng noãn: noãn trong buồng trứng sau khi trưởng thành sẽ được phóng ra ngoài thông qua vòi trứng đến tử cung. Sau khi noãn được phóng ra, lượng Estrogen sẽ giảm dần.
- Giai đoạn hoàng thể: phần còn lại của nang trứng trưởng thành sau khi phóng noãn sẽ biệt hóa thành hoàng thể. Hoàng thể tiết Progesterone để làm dày thêm nội mạc tử cung, chuẩn bị dinh dưỡng nếu trứng thụ tinh.
- Giai đoạn hành kinh: nếu không được thụ tinh, hoàng thể thoái hóa, lượng Estrogen và Progesterone giảm mạnh sẽ làm lớp nội mạc tử cung bong ra, thoát ra ngoài và tạo ra kinh nguyệt.
Như vậy, kinh nguyệt liên quan mật thiết đến cơ chế sản sinh nội tiết tố nữ của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng và các cơ quan quan trọng của hệ sinh dục nữ. Do đó, tình trạng kinh nguyệt không đều có thể là báo hiệu của các bệnh lý phụ khoa và liên quan đến khả năng sinh sản của nữ giới.
Vậy kinh nguyệt không đều có bị vô sinh không?
Người gặp phải kinh nguyệt không đều có bị vô sinh không? Mắc rối loạn kinh nguyệt không có nghĩa là phụ nữ đã bị vô sinh. Đôi khi, kinh nguyệt có thể không đều do sự thay đổi nội tiết tố tạm thời gây ra do thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.
Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt không đều kéo dài liên tục, đây lại là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, do tình trạng không có sự rụng trứng hoặc trứng rụng trễ trong chu kỳ. Buồng trứng nếu suy yếu trong thời gian dài mà không có biện pháp xử lý sẽ làm giảm khả năng đáp ứng với các kích thích, hạn chế quá trình thụ thai.
Ngoài ra, kinh nguyệt không đều có thể là triệu chứng của các bệnh lý tại vùng kín, nếu không phát hiện kịp thời và điều trị từ sớm thì có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
Việc tính toán thời gian rụng trứng để chọn ra ngày giao hợp phù hợp có thể giúp làm tăng khả năng thụ thai của cặp vợ chồng. Tuy nhiên, tình trạng kinh nguyệt không đều có thể gây khó khăn cho phụ nữ trong việc xác định chu kỳ và thời gian dễ có thai nhất.
Nếu không mắc phải các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, người có kinh nguyệt đều đặn có bị vô sinh không? Câu trả lời không phải hoàn toàn là không. Đôi khi, một số bệnh lý về cơ quan sinh dục của nữ giới có thể không thể hiện ra thành những triệu chứng lạ trong kỳ kinh nguyệt.
Do đó, nữ giới ngoài việc theo dõi sát sao chu kỳ kinh nguyệt của mình còn cần thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ để phát hiện kịp thời những nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn.
Theo dõi kinh nguyệt để phát hiện kịp thời các bệnh phụ khoa dẫn đến vô sinh
Những bệnh lý khiến kinh nguyệt không đều dẫn đến vô sinh
Đối với vấn đề kinh nguyệt không đều có bị vô sinh không, một số bệnh phụ khoa có thể gây ra triệu chứng kinh nguyệt không đều và nếu tình trạng bệnh trở nên càng nghiêm trọng thì có thể làm giảm khả năng thụ thai của nữ giới.
1. Suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng sớm (tiếng Anh là Primary Ovarian Insufficiency) là tình trạng buồng trứng ngừng hoạt động trước năm 40 tuổi, làm ngưng quá trình sản xuất nội tiết tố nữ. Kinh nguyệt không đều, ngưng kinh nguyệt trong nhiều tháng, nhiều năm hay không có kinh là những dấu hiệu nhận biết tình trạng suy buồng trứng sớm. Phụ nữ mắc phải tình trạng này có rất ít khả năng có thể mang thai tự nhiên mà đa số phải nhờ vào các công nghệ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), xin noãn hoặc trữ lạnh noãn từ sớm.
2. U xơ tử cung
Trong tử cung có thể xuất hiện những khối u hình thành từ các tế bào cơ trơn gây nên tình trạng u xơ tử cung. Nếu các khối u này lành tính, số lượng ít và kích thước nhỏ thì có thể không cần điều trị, nhưng một số trường hợp, các khối u có thể to lên một cách bất thường và cần có sự can thiệp điều trị. Khối u nếu nằm gần cổ tử cung có thể chặn sự lưu thông của máu kinh, khiến máu khó xuất ra ngoài làm thời gian hành kinh kéo dài hơn bình thường, máu có thể lẫn những vụn nội mô và xuất hiện khí hư.
Nếu các khối u quá lớn, có thể làm tắc vòi trứng hay biến dạng buồng tử cung, hạn chế khả năng thụ thai ở nữ giới. Ngoài ra, u xơ tử cung gây ra những biến chứng trong quá trình mang thai như giảm lượng máu đến rau thai, làm thai chậm phát triển; khối u chèn ép khiến vị trí của thai bất thường, dẫn tới sinh non hoặc hình thành khối u tiền đạo gây khó sinh; sảy thai.
3. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung (tiếng Anh là Adenomyosis) là tình trạng các mô giống lớp niêm mạc phát triển chủ yếu ở vùng chậu hoặc khoang bụng. Các mô này xuất hiện quá nhiều có thể hình thành những khối u và gây chảy máu. Hậu quả là người bệnh có thể ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt, hoặc đau bụng trong thời gian hành kinh, các cơn đau ngày càng nặng hơn. Sự xuất hiện của quá nhiều mô có thể làm tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến sự lưu thông của noãn và tinh trùng, làm tăng nguy cơ vô sinh.
4. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (tiếng Anh là Polycystic Ovary Syndrome – PCOS) là tình trạng gây ra bởi rối loạn nội tiết tố hay rối loạn chức năng phóng noãn, làm hình thành nhiều nang nhỏ trong buồng trứng.
Khi buồng trứng không còn hoạt động tốt, niêm mạc tử cung không thể bong ra theo đúng chu kỳ sẽ khiến cho kinh nguyệt không đều, làm tăng thời gian giữa các chu kỳ. Việc các niêm mạc tử cung tích lũy trong một thời gian quá dài cũng khiến cho lượng máu trong các chu kỳ trở nên nhiều hơn.
Các bệnh lý ở vùng kín có thể gây vô sinh thường có triệu chứng là kinh nguyệt không đều
Một số cách giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả
Tìm hiểu xem kinh nguyệt không đều có bị vô sinh không và mối liên hệ giữa tình trạng này với những bệnh lý phụ khoa cho thấy sự cần thiết phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và có biện pháp hiệu quả để điều hòa kinh nguyệt.
1. Đến gặp bác sĩ nếu kinh nguyệt không đều kéo dài
Nếu kinh nguyệt có chu kỳ không đều hay máu kinh liên tục có trạng thái lạ trong nhiều kỳ đèn đỏ, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và phát hiện nếu mắc phải các bệnh lý về hệ sinh dục. Việc phát hiện sớm các bệnh lý sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Khi bạn có triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt; dùng thuốc điều trị hoặc thực hiện các phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý.
2. Chế độ ăn uống khoa học
Phụ nữ nên lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp để tránh việc chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh ảnh hưởng đến nội tiết tố làm kinh nguyệt không đều. Việc ăn uống phải đảm bảo cân bằng các nhóm dưỡng chất và nên tăng cường thêm các loại rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin B như các loại đậu, sữa, gan, thịt bò, bông cải xanh, ốc, sò,…
Bên cạnh đó, việc theo dõi và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý cũng giúp hạn chế tình trạng cơ thể không sản xuất đủ Estrogen gây trễ kinh.
Ăn quá nhiều loại thực phẩm chua, cay nóng vào kỳ đèn đỏ cũng làm tăng sự co thắt của cơ trơn tử cung, dẫn đến các cơn đau bụng kinh và máu sẽ ra nhiều hơn làm kéo dài thời gian hành kinh. Do đó, phụ nữ nên hạn chế các món ăn cay và chua trong thời gian có kinh.
3. Tập luyện thể thao đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý
Việc tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày với cường độ thích hợp sẽ giúp kiểm soát cân nặng và điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Đây cũng là phương pháp cần thiết để hạn chế sự phát triển của buồng trứng đa nang. Nghiên cứu cho thấy, việc tập thể dục có thể giảm thiểu đáng kể tình trạng đau bụng kinh ở phụ nữ.
Phụ nữ cũng nên đảm bảo làm việc kết hợp với nghỉ ngơi điều độ, để tránh cơ thể bị mệt mỏi và áp lực về mặt tinh thần. Việc đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc có thể giúp cơ thể tiến hành các chu trình điều hòa hormone, trong đó có Estrogen.
4. Không sử dụng chất kích thích
Phụ nữ nên hạn chế sử dụng quá nhiều caffeine vì đây là chất làm giảm lưu lượng máu đến tử cung gây giảm kinh nguyệt. Ngoài ra, bia rượu và các chất độc trong thuốc lá cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone sinh dục nữ, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và có thể gây ra những vấn đề khác như giảm ham muốn, khô hạn vùng kín, rút ngắn thời gian mãn kinh ở phụ nữ và tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Hạn chế tối đa bia rượu, các thức uống chứa caffeine, không hút thuốc và tránh xa những người hút thuốc để tránh ảnh hưởng của khói thuốc.
Nói không với bia rượu để hạn chế tình trạng kinh nguyệt không đều
5. Tránh sử dụng thuốc tránh thai
Phụ nữ nên hạn chế sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều bởi nó có thể làm chậm chu kỳ kinh nguyệt từ 7 ngày trở lên và kéo dài tình trạng này nếu không dừng sử dụng thuốc.
Thuốc tránh thai thường sẽ có tác dụng phụ là rối loạn kinh nguyệt, vậy nữ giới sử dụng thuốc tránh thai khiến kinh nguyệt không đều có bị vô sinh không? Câu trả lời là các loại thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản sinh nội tiết tố của cơ thể. Nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài có thể làm giảm sức khỏe sinh lý và ảnh hưởng đến lớp niêm mạc tử cung
Lưu ý: Nếu sau khi sử dụng thuốc có các biểu hiện như máu kinh vón cục như bã đậu, có màu đen, và có mùi hôi thì nữ giới nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.
6. Bổ sung thực phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, các dưỡng chất thiên nhiên chuyên biệt cũng đem lại nhiều tác dụng trong điều hòa kinh nguyệt phái nữ. Các nhà khoa học từ Mỹ và Úc sau quá trình nghiên cứu đã tìm ra tác dụng của Lepidium Meyenii – thảo dược quý được tìm thấy trên dãy núi Andes với độ cao 4.000 mét – trong việc điều hòa nội tiết tố ở nữ giới. Lepidium Meyenii có chứa sterols, axit amin, alkaloid,… giúp thúc đẩy hoạt động của hệ trục thần kinh Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, được biết đến là hệ trục chịu trách nhiệm sản sinh hormone sinh dục nữ Estrogen, Progesterone và Testosterone và điều hòa kinh nguyệt của nữ giới.
Với thành phần là chiết xuất từ
, bổ sung nước Sâm Maca và Thảo Mộc– sản phẩm viên uống đến từ Mỹ – sẽ giúp hỗ trợ hoạt động sản sinh nội tiết tố ở nữ giới, đồng thời cải thiện tình trạng kinh nguyệt kéo dài hoặc những rối loạn kinh nguyệt khác ở nữ giới. Tác dụng hỗ trợ điều hòa bộ 3 nội tiết củaSâm Maca còn giúp hạn chế những triệu chứng trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh của nữ giới như giảm ham muốn, khô âm đạo, bốc hỏa.
Phụ nữ từ 18 tuổi trở lên có thể sử dụng 2 gói nước Sâm Maca và Thảo Mộc mỗi ngày để hỗ trợ tình trạng kinh nguyệt không đều và điều hòa nội tiết tố, giúp tăng cường sinh lý nữ. Đồng thời, trong sản phẩm còn chứa P. Leucotomos – giúp hỗ trợ hạn chế những tác động của tia UV và ngăn ngừa lão hóa, nhờ đó chăm sóc toàn diện sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.
7. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Stress có thể làm tăng nồng độ cortisol, dẫn đến phá vỡ insulin trong máu khiến quá trình rụng trứng bị gián đoạn. Bên cạnh đó, những căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể làm giảm sút Progesterone và gây mất cân bằng nội tiết tố sinh dục, ảnh hưởng đến chu kỳ và trạng thái của kinh nguyệt.
Để hạn chế những những áp lực và giữ cho tinh thần luôn lạc quan, bạn có thể thử giảm lượng công việc, trò chuyện với bạn bè hay thực hiện một số hoạt động giúp cải thiện tâm trạng như nghe nhạc, xem phim, trồng cây, đan len, tập yoga, thiền,… Yoga cũng được chứng minh là một biện pháp hiệu quả giúp nữ giới giảm đau bụng kinh.
Tập yoga có thể giúp giải tỏa tâm trạng và giảm đau bụng kinh ở nữ giới
Trả lời cho câu hỏi kinh nguyệt không đều có bị vô sinh không, tình trạng này có thể là triệu chứng của những bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Do đó, phụ nữ cần phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình và đảm bảo máu kinh không có những biểu hiện lạ, đồng thời kết hợp với việc duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung những dưỡng chất hỗ trợ sinh lý và giữ cho tinh thần lạc quan để điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.