Điều hòa kinh nguyệt là gì?
Chị em phụ nữ khi hành kinh, có thể xảy ra tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều (kéo quá dài – trên 35 ngày, quá ngắn – dưới 21 ngày, hoặc khi dài khi ngắn); lượng máu khi hành kinh quá nhiều (trên 150ml) hoặc rong kinh, quá ít (dưới 5ml) hoặc vô kinh; máu kinh có thể thay đổi bất thường như đổi màu, thâm đen, vón cục…; có thể đi kèm các biểu hiện như đau bụng, căng tức ngực, buồn nôn… Tất cả các biểu hiện này được gọi là rối loạn kinh nguyệt.
Điều hòa kinh nguyệt là giải pháp giúp chị em đánh tan nỗi lo rối loạn kinh nguyệt, giúp ổn định cả về chu kỳ kinh, lượng máu kinh và màu sắc kinh nguyệt.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt chủ yếu đến từ lối sống thiếu lành mạnh, rối loạn nội tiết tố, mắc các bệnh lý phụ khoa hoặc đang trong thời kỳ mang thai, cho con bú… Do đó, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt mà có thể lựa chọn cách điều hòa kinh nguyệt khác nhau.
Cách điều hòa kinh nguyệt ngay tại nhà
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe mà còn đe dọa đến khả năng làm mẹ của các chị em. Do đó, nếu rối loạn kinh nguyệt kéo dài, kèm theo các triệu chứng bất thường, chị em cần chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có giải pháp điều trị hợp lý.
Bên cạnh đó, khi mới xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể tham khảo các cách điều hòa kinh nguyệt đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà dưới đây:
1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp bạn có chu kỳ kinh nguyệt ổn định mà còn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và căng tràn sức sống.
- Nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất và đúng giờ, tránh tình trạng bỏ bữa.
- Hạn chế sử dụng các thức ăn có chứa nhiều muối, đường và các món chiên xào nhiều dầu mỡ, đặc biệt là thức ăn nhanh.
- Cung cấp cho cơ thể các thực phẩm như táo, sữa chua và dứa. Vì trong dứa có chứa nhiều bromelain – enzyme giúp làm mềm niêm mạc tử cung và chống viêm và giảm đau.
Ăn dứa trong ngày “rụng dâu” giúp nàng giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt
- Thêm vào thực đơn các thức ăn có chứa nhiều chất sắt giúp cơ thể sản xuất hồng cầu, bù đắp cho số máu mắt đi trong thời gian hành kinh.
- Uống trà gừng hoặc chườm ấm khi trong những ngày “đèn đỏ” giúp giảm đau bụng kinh.
- Bổ sung vitamin D, vitamin B cho cơ thể từ sữa, ngũ cốc hoặc vitamin D từ ánh nắng mặt trời. (1)
2. Kiểm soát cân nặng bản thân
Cân nặng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe toàn thân. Những người thừa cân, béo phì hoặc thiếu cân có nguy cơ cao gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Khi bạn tăng cân quá nhiều, cơ thể sẽ hình thành nhiều tế bào mỡ tác động đến hormone và insulin, từ đó, gây mất cân bằng nội tiết tố, đây chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, việc giảm cân đột ngột bằng bằng việc ăn kiêng hoặc những phương pháp thiếu khoa học, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng khiến cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Đặc biệt, giảm cân quá nhiều trong thời gian ngắn còn gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Thừa cân, béo phì làm cho nàng dễ bị stress, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
Do đó, phụ nữ nên kiểm soát cân nặng cơ thể theo chỉ số BMI để có một cơ thể khỏe mạnh và điều hòa kinh nguyệt ổn định. Nếu đang thừa cân, hãy thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện hàng ngày. Nếu thiếu cân, hãy bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường trao đổi chất với các bài tập phù hợp.
3. Có thói quen sinh hoạt lành mạnh
Lối sống sinh hoạt lành mạnh kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp hỗ trợ chị em cải thiện được tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Hãy cùng xây dựng những thói quen tốt theo hướng dẫn dưới đây:
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài.
- Không nên thức khuya quá 23h và ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày.
- Dành thời gian 30 phút – 1 tiếng trong ngày để tập thể dục, thể thao với các bộ môn phù hợp, tránh tập luyện quá sức. Từ đó, nâng cao sức khỏe thể chất và kiểm soát được cân nặng của cơ thể.
- Không nên hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và tránh xa các chất kích thích khác. Việc lạm dụng rượu bia và thuốc lá còn làm tăng nguy cơ tiền mãn kinh sớm ở phụ nữ.
4. Vệ sinh vùng kín đúng cách
Phụ nữ nên vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng và lau khô ít nhất 2 lần/ ngày. Tránh thụt rửa quá sâu vào trong âm đạo gây mất cân bằng môi trường âm đạo và tổn thương vùng kín. Sử dụng các dung dịch vệ sinh có nồng độ PH phù hợp với thể trạng của bản thân. Từ đó, giúp “cô bé” tránh được sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, chống viêm nhiễm phụ khoa… đồng thời, hỗ trợ cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.
5. Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Hiện nay, việc sử dụng thuốc tránh thai trở nên phổ biến với hầu hết các chị em phụ nữ. Thành phần của thuốc tránh thai thường là các hormone như estrogen, progesterone tổng hợp hoặc chỉ chứa progestin. Những hormone này khi đi vào trong cơ thể sẽ ức chế quá trình rụng trứng, làm dày lớp niêm mạc cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng, từ đó ngăn chặn quá trình thụ thai.
Tuy nhiên, những loại thuốc này thường đem lại các tác dụng phụ không mong muốn như: cảm thấy buồn nôn, tức ngực, tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, đau đầu và đau nửa đầu, tăng cân, chu kỳ kinh nguyệt không đều, kỳ kinh kéo dài, máu kinh bất thường.
Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới
Nếu trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai gặp phải những dấu hiệu trên, bạn nên ngừng sử dụng thuốc và nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn thay đổi các biện pháp tránh thai khác phù hợp hơn. Tránh tình trạng lạm dụng thuốc tránh thai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
6. Tập Yoga
Tập yoga thường xuyên không chỉ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, sự dẻo dai mà còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Theo nghiên cứu vào năm 2013, với 126 người tập yoga từ 35 – 40 phút/ ngày, 5 lần/ tuần và liên tục trong 6 tháng đã cho thấy nồng độ nội tiết tố trong cơ thể được cân bằng và ổn định, từ đó, tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng được cải thiện hiệu quả.
Yoga giúp nàng giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi là cách để điều hòa kinh nguyệt
Ngoài ra các bài tập yoga còn giảm những cơn đau bụng dữ dội trước và trong khi hành kinh, điều hòa cảm xúc tiêu cực, khó chịu, lo lắng mỗi kỳ hành kinh.
7. Thiền giúp tâm lý thoải mái
Một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do chị em gặp phải tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. Giải pháp hữu hiệu xóa tan căng thẳng, mệt mỏi là thực hiện các bài thiền.
Ngồi thiền có thể ngăn chặn những năng lượng tiêu cực, thả lỏng được cơ thể, từ đó, giảm cảm giác mệt mỏi và lo âu. Bạn có thể ngồi thiền ngay tại nhà hoặc bất cứ nơi nào với các bước sau đây:
- Bước 1: Ngồi yên tĩnh tại nơi bạn cảm thấy thoải mái, có thể bật một bài nhạc nhẹ bạn thích
- Bước 2: Nhẹ nhàng nhắm mắt lại
- Bước 3: Hít thở sâu
- Bước 4: Thả lỏng cơ thể và cảm nhận từng nhịp thở của bạn
Nếu bạn mới bắt đầu tập thiền, thời gian đầu có thể thực hành thiền định trong 5 – 10 phút sau đó tăng dần thời gian lên.
8. Sử dụng thuốc tân dược
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tân dược giúp điều hòa kinh nguyệt. Đa số những loại thuốc này thuộc nhóm bổ sung nội tiết tố như estrogen, progestatif hoặc kết hợp estrogen và progestatif có tác dụng điều chỉnh hormone trong cơ thể và giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt này nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ. Để đảm bảo an toàn và tránh gặp phải các tác dụng phụ của thuốc tân dược, chị em cần lưu ý:
- Tuân thủ đúng về loại thuốc, liều lượng của bác sĩ chuyên khoa.
- Hỏi ý kiến bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng như: nổi mụn, buồn nôn, đau ngực,….
- Ngưng sử dụng thuốc nếu phát hiện đã mang thai.
- Không nên lạm dụng thuốc vì có thể dẫn đến mắc các bệnh phụ khoa và thậm chí gây vô sinh.
9. Cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bằng giải pháp khoa học
Có kỳ kinh nguyệt đều đặn hay rối loạn cũng giúp bạn biết được các nội tiết tố trong cơ thể có đang cân bằng hay không. Nếu các hormone bị rối loạn, chị em không chỉ đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà còn dễ gặp nhiều triệu chứng khó chịu khác như căng thẳng, bốc hỏa, mệt mỏi, mất ngủ, dễ tăng cân…
Vì vậy để điều hòa kinh nguyệt ổn định, ngoài việc hình thành các thói quen tốt, tập luyện thường xuyên, chị em cần chủ động bổ sung thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, giúp ổn định nội tiết từ bên trong.
Theo các chuyên gia, hệ trục thần kinh – nội tiết “Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng” kích thích cơ thể sản xuất các nội tiết tố, trong đó 3 nội tiết tố chính là estrogen, progesterone và testosterone. Bộ 3 nội tiết tố này giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt, quyết định đến nhan sắc, sức khỏe và sức khỏe sinh lý nữ.
Tuy nhiên, từ sau 30 tuổi, quy luật lão hóa tự nhiên cùng các tác động của cuộc sống hiện đại khiến hệ trục dần suy yếu, dẫn đến sự xáo trộn, mất cân bằng của 3 nội tiết tố chính, từ đó, gây ra hàng loạt các bất ổn cho phụ nữ, trong đó có tình trạng kinh nguyệt không đều.
Sau nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra thảo dược quý Lepidium Meyenii (có trong Angela Gold) giúp hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ trục thần kinh – nội tiết Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, từ đó, giúp bộ 3 nội tiết tố được sản xuất nhịp nhàng, đúng và đủ theo nhu cầu cơ thể.
Ngoài Lepidium Meyenii, Nước Sâm Maca và Thảo mộc còn có sự kết hợp của nhiều tinh chất quý khác như Ginkgo Biloba giúp giảm căng thẳng lo lắng, Black Cohosh giúp cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh, Muira Puama giúp cải thiện triệu chứng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều…
Sự kết hợp này được xem là giải pháp khoa học, đánh đúng vào gốc rễ của nguyên nhân sâu xa gây rối loạn kinh nguyệt, nhờ đó, hỗ trợ chị em điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ nâng cao sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.
Nước Sâm Maca Thảo Mộc giúp phụ nữ xóa tan nỗi lo rối loạn kinh nguyệt
Trường hợp nào nên gặp bác sĩ?
Nếu bạn đã áp dụng các cách điều hòa kinh nguyệt tại nhà nhưng không đạt được hiệu quả, tình trạng rối loạn kinh nguyệt vẫn tiếp diễn, hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây, hãy nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp.
1. Máu kinh có màu và mùi hôi bất thường
Mỗi khi đến kỳ hành kinh, âm đạo sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu, đây được gọi là máu kinh. Máu kinh bao gồm máu, các mô niêm mạc tử cung bị bong ra và thoát ra ngoài qua âm đạo. Máu kinh sẽ có màu đỏ thẫm và có mùi tanh nhẹ.
Mùi hôi của máu kinh chủ yếu đến từ sắt có trong máu và sự phát triển của các loại vi khuẩn ở âm đạo trong thời gian hành kinh. Vì đây là giai đoạn âm đạo bị ẩm ướt, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt hàng ngày
Nếu bạn thấy máu kinh có màu đỏ sẫm hơn bình thường hoặc có màu nâu, đen, hoặc có mùi hôi nồng, khó chịu, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa. Lúc này, bạn nên đi bệnh viện kiểm tra để tầm soát các bệnh lý như:
- Bị viêm nhiễm âm đạo do trùng roi trong quá trình hành kinh
- Bị nhiễm trùng âm đạo do nhiễm khuẩn
- Mắc phải các bệnh về buồng trứng, vòi trứng, tử cung
2. Đau bụng dưới dữ dội mỗi kỳ hành kinh
Mỗi khi đến kỳ chu kinh nguyệt, cơ trơn của tử cung sẽ co thắt để đẩy lớp niêm mạc tử cung bong ra cùng với máu ra ngoài tạo ra máu kinh. Quá trình này kéo dài 1- 2 ngày đầu kỳ kinh, khiến chị em cảm thấy đau nhẹ ở vùng bụng dưới và hầu hết các phụ nữ đều sẽ mắc phải.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện những cơn đau kéo dài trên 7 ngày, kèm theo các dấu hiệu như máu kinh vón cục, đau quằn quại, không thể sinh hoạt hoạt bình thường… có thể chị em đang mắc phải các bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung….Hãy lập tức đến gặp bác sĩ phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân và có phương án chữa trị từ sớm.
3. Rong kinh kéo dài nhiều chu kỳ
Một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường kéo dài từ 28 – 35 ngày, thời gian hành kinh khoảng 5 – 7 ngày và có khoảng 50 – 80ml lượng máu kinh được tống ra ngoài. Ở những người bị rong kinh, thời gian ra máu kinh sẽ kéo dài quá 7 ngày và lượng máu kinh cũng sẽ nhiều hơn bình thường.
Nếu tình trạng rong kinh chỉ xảy ra trong 1 – 2 chu kì, nguyên nhân do thay đổi lối sống thì chưa đáng ngại. Chị em cần chủ động thay đổi lối sống theo hướng tích cực để cải thiện. Tuy nhiên, nếu rong kinh kéo dài trong nhiều chu kỳ liên tiếp thì hãy thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
4. Khí hư ra nhiều và có màu bất thường
Khí hư hay còn được biết là huyết trắng, là dịch tiết ra từ âm đạo, giữ vai trò quan trọng trong việc bảo hệ âm hộ của phụ nữ. Huyết trắng thường trong suốt hoặc trắng ngà, có mùi tanh nhẹ, hoặc không mùi.
Khi vùng kín bị các vi khuẩn xâm nhập sẽ làm dịch tiết âm đạo có màu bất thường, dễ nhận thấy như có màu trắng đục, thậm chí là vàng và kèm theo mùi hôi khiến chị em khó chịu. Khi gặp phải tình trạng này, phụ nữ nên đến bệnh viện thăm khám để được kê đơn thuốc điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Mong rằng những chia sẻ về những cách điều hòa kinh nguyệt trên đây sẽ giúp các chị em phụ nữ giảm bớt những muộn phiền mỗi khi “bé dâu” ghé thăm. Xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tích cực. Đặc biệt, quan tâm và chăm sóc “cô bé” cả bên trong lẫn bên ngoài, giúp nàng luôn cảm thấy tự tin và khỏe mạnh.